Con người và vũ trụ: một podcast về cuộc sống, thông qua lăng kính của tâm lý, triết học, nghệ thuật, và khoa học tâm linh.
Podcast được host bởi Hà Minh, thạc sĩ truyền thông, content creator, và tác giả sách.
Những câu hỏi phản tư để bạn tìm thấy chính mình
Có bao giờ, chỉ từ một câu hỏi, bạn được gợi lên rất nhiều suy nghĩ? Trong nội dung lần này, mình sẽ chia sẻ cho bạn rất nhiều những câu hỏi như vậy.
Hiểu về bản thân, là nhu cầu hết sức cơ bản của hành trình trưởng thành. Đây là một điều mà mình đã nói đến rất nhiều trong những nội dung trước đây.
Thực sự mà nói, mình vừa cảm thấy vui, vừa cảm thấy bất ngờ, bởi vì góc nhìn này cũng đã được chia sẻ bởi rất nhiều người, cả những bạn trẻ, cho đến những anh, chị, cô chú lớn tuổi.
Nhưng có một điều mình nhận ra rằng, không có ai dạy cho chúng ta cách để hiểu bản thân mình được, bởi mỗi con người lại là một cuộc đời khác, có một bộ não khác, trải qua một câu chuyện khác, sống với những giá trị khác.
Chúng ta có thể học thêm về tâm lý, triết học, trang bị cho bản thân những kiến thức để bổ trợ cho cuộc sống.
Nhưng để hiểu về bản thân, chúng ta chỉ có thể tự học từ chính mình. Từ những va vấp, trải nghiệm và phản tư, chúng ta mới dần nhìn thấy được mình là ai.
Ngày hôm nay, mình muốn chia sẻ với bạn một số câu hỏi, để bạn có thể tự làm được việc này. Những câu hỏi này thực chất không có đúng sai.
Nó chỉ đơn giản là để gợi ra cho bạn những suy nghĩ sâu hơn về bản thân mình. Nếu bạn đang trên hành trình thấu hiểu bản thân, mình tin, những câu hỏi này sẽ mở ra cho bạn những góc nhìn và khám phá mới.
Chúng mình cùng bắt đầu nhé.
8/1/2024 • 16 minutes, 29 seconds
Vượt qua nỗi sợ đánh giá để được sống tự do
Có một xu hướng tâm lý mình nhận thấy hầu như ai cũng đều gặp phải. Đó là việc, bạn quá bận tâm người khác đang nghĩ gì về mình.
Ví dụ như, chúng ta cảm thấy lo lắng khi phải gặp ai đó mới, thấy hồi hộp khi phải thuyết trình trước nhiều người, khó chịu khi bị một ai đó đánh giá không tốt. Thậm chí, đôi lúc, bạn còn cảm thấy không an toàn khi chia sẻ ra những điều mình thực sự đang suy nghĩ.
Tất cả những việc đó khiến cho chúng ta bị rơi vào overthinking, lo âu với rất nhiều những viễn cảnh trong đầu. Và việc này, thực sự sẽ khiến cuộc sống rất mệt mỏi.
Nếu như bạn cũng đang hoặc đã từng có những cảm giác này, đừng quá lo lắng. Bởi vì, đây thực chất là một điều mà ai cũng đều trải qua. Đó là một xu hướng hết sức bình thường. Mình cũng không ngoại lệ.
Trong nội dung lần này, mình sẽ giải thích cho mọi người hiểu xu hướng tâm lý này đến từ đâu? Tại sao chúng ta lại thường hay lo nghĩ về những đánh giá của người khác. Và giải pháp thực sự cho vấn đề này là gì? Chúng mình cùng bắt đầu nhé.
Khóa học Know Thyself: viết để thấu hiểu bản thân: https://www.cosmicwriter.co/know-thyself
Khóa học Deeper Focus: Làm chủ sức mạnh của sự tập trung: https://www.cosmicwriter.co/deeper-focus
Bạn có thể đặt mua cuốn "Tìm mình trong thành phố nội tâm" tại đây: https://shope.ee/509xvwIpnc
Tủ sách của mình: https://www.cosmicwriter.co/library
Facebook: https://www.facebook.com/thecosmicwriter
Podcast: https://bit.ly/thecosmicwriter
Instagram: https://www.instagram.com/the.cosmic.writer/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@cosmic.writer
Website: https://www.cosmicwriter.co/
Contact: [email protected]
Vũ Trụ Creator (cộng đồng sáng tạo nội dung): https://www.vutrucreator.com/
Bạn có thể donate cho mình tại:
STK: 03030374301 - HÀ QUANG MINH (TPBank)
Thank you for your support.
Track: Doing Nothing — sakura Hz [Audio Library Release]
Music provided by Audio Library Plus
Free Download / Stream: https://alplus.io/Doing-nothing
7/14/2024 • 17 minutes, 40 seconds
Như thế nào là một cuộc đời đáng sống?
Như thế nào là một cuộc đời đáng sống?
Trong buổi workshop mình từng làm ở BUV University, một bạn sinh viên đã hỏi mình câu hỏi như vậy. Một câu hỏi khá là ngẫu nhiên, nhưng mình lại cảm thấy thực sự rất ấn tượng.
Bởi vì, đây là câu hỏi có tính triết học khá cao. Khi mình đã đến gần tuổi 30, mình nhận thấy bản thân cũng đã có nhiều suy nghĩ hơn về vấn đề này. Vậy nên, mình cũng muốn đưa chủ đề này lên đây, để cùng với mọi người thảo luận về nó sâu hơn.
Suy cho cùng, một cuộc đời thật sự đáng sống, là một cuộc đời thế nào? Cùng mình tìm hiểu trong video lần này nhé.
Các khóa học về thấu hiểu bản thân và phát triển bản thân của mình hiện đang có ưu đãi (lên đến 50%) cho đến hết ngày 07/07.
Khóa học Know Thyself: 12 tuần viết để thấu hiểu bản thân (ưu đãi 40% còn 599,000vnd cho đến hết ngày 07/07). Thông tin đăng ký: https://www.cosmicwriter.co/know-thyself
Khóa học Deeper Focus: làm chủ sức mạnh của sự tập trung (ưu đãi 50% còn 999,000vnd cho đến hết ngày 07/07). Thông tin đăng ký: https://www.cosmicwriter.co/deeper-focus
Khóa học Growth Mindset: phát triển tư duy cầu tiến (ưu đãi 50% còn 999,000vnd cho đến hết ngày 07/07). Thông tin đăng ký: https://www.cosmicwriter.co/growth-mindset
Chương trình Self-mastery Series bao gồm tất cả các khóa học đã và sẽ ra mắt trong 2024 (ưu đãi 50% còn 4,499,000vnd cho đến hết ngày 07/07). Thông tin đăng ký: https://www.cosmicwriter.co/self-mastery
7/2/2024 • 17 minutes, 48 seconds
12 nguyên tắc cơ bản để làm chủ cuộc sống
Một trong những cuốn sách đã có tầm ảnh hưởng lên mình rất nhiều, đó là cuốn: 12 rules for life. Cuốn sách này được viết bởi một nhà tâm lý khá nổi tiếng, một nhân vật được rất nhiều người ngưỡng mộ, đó là giáo sư Jordan Peterson.
Trong cuốn sách này, Peterson viết về 12 nguyên tắc sống mà ông đã đúc kết được từ trải nghiệm cũng như chuyên môn của bản thân. Những nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta vượt qua được sự hỗn loạn, và thiết lập được cho bản thân một trật tự cho cuộc sống. Mình nhận thấy, những nguyên tắc ấy cực kỳ giá trị.
Trong khoảng 2 tháng vừa rồi không làm Youtube, dành ra thời gian để trải nghiệm cuộc sống, mình cũng đã suy nghĩ khá nhiều đến những nguyên tắc sống của riêng mình. Trong nội dung này, mình muốn chia sẻ tới mọi người những nguyên tắc, bài học, triết lý thực sự quan trọng với mình. Chúng mình cùng khám phá nhé.
Khóa học Growth Mindset: phát triển tư duy cầu tiến: https://www.cosmicwriter.co/growth-mi...
Khóa học Know Thyself: viết để thấu hiểu bản thân: https://www.cosmicwriter.co/know-thyself
Khóa học Deeper Focus: làm chủ sức mạnh của sự tập trung: https://www.cosmicwriter.co/deeper-focus
6/24/2024 • 19 minutes, 23 seconds
3 thói quen tự học giúp bạn phát triển tư duy (ít người biết)
Để nhận ưu đãi giảm 30% gói hội viên năm, bạn hãy đăng ký FONOS trực tiếp với đường link này: https://fonos.link/cosmic-writer
Thử tưởng tượng, nếu như có vài thói quen đơn giản, rất dễ dàng áp dụng, nhưng lại có thể giúp bạn thu nạp được nhiều kiến thức hơn, và có sự hiểu biết chuyên sâu hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn có sẵn sàng để thực hiện nó hay không?
Đối với mình, tự học là một yêu cầu cơ bản, dù bạn là học sinh, sinh viên, hay người đi làm. Nhưng học tập không chỉ diễn ra ở trường lớp, hoặc phải dính liền với sách vở hay chiếc màn hình máy tính. Thực chất, mọi trải nghiệm trong cuộc sống đều có thể là một trải nghiệm học tập, nếu như bạn có cho mình những mindset và những thói quen đơn giản để đưa việc học vào cuộc sống hàng ngày của mình. Theo thời gian, bạn sẽ có thể tích luỹ được nhiều kiến thức, và mở rộng được vốn hiểu biết của mình.
Trong video lần này, mình sẽ chia sẻ cho bạn một số thói quen để bạn có thể học được nhiều hơn, những thói quen bản thân mình đã và đang áp dụng hiệu quả.
3/25/2024 • 16 minutes, 5 seconds
Những kỹ năng đắt giá để bạn bứt phá trong sự nghiệp
rong một thế giới đang phát triển không ngừng, với những cuộc cách mạng công nghệ đang liên tục thay đổi mọi thứ, chúng ta cũng liên tục phải học hỏi, mở rộng vốn kỹ năng của mình. Mình đã không ít lần chia sẻ về thông điệp này.
Trong số những kỹ năng bạn có thể học, một số các kỹ năng sẽ được định giá cao hơn các kỹ năng khác. Nếu như bạn sở hữu những kỹ năng ấy, bạn sẽ trở thành một nhân lực có giá trị, có được lợi thế lớn để bứt phá trong sự nghiệp và đạt được mức thu nhập cao. Đó được gọi là những high-income skills.
High-income skill, hay còn được gọi là high-value skill, là những kỹ năng đáp ứng các tiêu chí:
- Có nhu cầu cao.
- Không dễ để học
- Có tiềm năng để tạo ra lợi nhuận
- Không dễ để bị thay thế.
Vậy thì, đó là những kỹ năng gì? Trong video này, mình sẽ chia sẻ cho mọi người một số high-income skill mình đã rút ra từ chính trải nghiệm của bản thân, cũng như những quan sát và phân tích của mình.
Đây cũng chính là những kỹ năng mình phải trang bị cho bản thân. Mình hy vọng nội dung lần này sẽ mang đến cho mọi người một số gợi ý, để mọi người biết được mình cần phải tập trung vào đâu trên hành trình học tập và phát triển của bản thân mình.
Nhập code CW23 hoặc link https://www.cambly.com/en/student/subscribe?referralCode=cw23 để nhận ưu đãi từ Cambly:
● Học thử 30 phút với giá chỉ 24,000 VND
● Ưu đãi đến 30% học tiếng Anh với gia sư bản xứ.
● Tham gia Group Zalo cùng CAMBLY trao đổi về học tiếng Anh: https://zalo.me/g/bcywte903
3/22/2024 • 18 minutes, 40 seconds
Nghịch lý của thời đại: càng nhiều lựa chọn, càng ít tự do?
Khóa học "Deeper Focus: Làm chủ sức mạnh của sự tập trung" giúp bạn biết cách để quản lý tâm trí, đạt được trạng thái tập trung sâu, và đạt hiệu suất cao trong học tập và công việc: https://www.cosmicwriter.co/deeper-focus
Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của sự dư thừa. Chỉ sau một vài thập kỷ, các cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn toàn thay đổi thế giới. Vấn đề của con người bây giờ không phải chỉ còn là ăn no mặc ấm, mà làm sao để ăn ngon mặc đẹp.
Giữa quá nhiều lựa chọn, việc phải quyết định ăn cái gì ngon, mặc cái gì đẹp, cũng dần trở thành vấn đề khiến chúng ta đau đầu suy nghĩ, rơi vào áp lực, không kém gì những áp lực sinh tồn của những thế hệ trước. Tất nhiên, với mỗi thời kỳ, con người ta lại có những khó khăn riêng.
Với thế giới hiện đại nơi chúng ta đang sống, khó khăn đó đến từ việc, chúng ta đang có quá nhiều: quá nhiều thứ để học, quá nhiều phim để xem, quá nhiều món để ăn, quá nhiều cơ hội để nắm bắt. Sự bùng nổ về của cải vật chất, về tiện ích, về thông tin, đã tạo ra một môi trường sống hoàn toàn khác với trước đây. Việc này cũng có những mặt trái riêng của nó. Mình biết, điều này nghe có vẻ rất vô lý. Bởi vì nhiều hơn phải tốt hơn. Nhưng nó chỉ tốt ở một mức độ nhất định.
Gần đây, mình được nghe một câu này rất hay: thứ gì nhiều quá cũng không tốt, kể cả những thứ tốt. Câu chuyện về sự dư thừa cũng như vậy. Đây là vấn đề mình nghĩ chúng ta phải nhận thức được rõ ràng, để có thể ứng phó và thích nghi một cách khôn ngoan hơn. Video lần này không phải để phê phán hay cảnh báo điều gì cả, mình chỉ muốn gợi ra một chủ đề để thảo luận. Mình cũng sẽ chỉ ra một số giải pháp để chúng ta có thể sinh tồn trong kỷ nguyên dư thừa này. Mình cùng bắt đầu nhé.
3/11/2024 • 15 minutes, 26 seconds
3 giai đoạn tự học và phát triển để trở nên xuất sắc
Làm thế nào để một người trở nên xuất sắc? Bản thân mình từng suy nghĩ rất nhiều về câu hỏi này. Khi nhìn thấy những người chuyên gia ở trong các lĩnh vực, mình đã tự hỏi rằng họ đã học những gì và làm những gì để đạt được đến level như vậy. Tất nhiên, mỗi lĩnh vực đều có những điều khác biệt riêng. Thế nhưng, liệu có một lộ trình nào để chúng ta áp dụng và đi theo hay không?
Trong cuốn sách "Mastery" mình vừa đọc, tác giả Robert Greene có nghiên cứu chính xác vấn đề này. Ông rút ra những đúc kết từ cuộc đời của rất nhiều người kiệt xuất trong lịch sử như Leonardo da Vinci, Charles Darwin, Marcel Proust. Từ đó, ông đưa ra một lộ trình có tính phổ quát, đúng với mọi người, ở mọi lĩnh vực, ở mọi nền văn hoá, và trong mọi thời kỳ lịch sử. Lộ trình ấy sẽ đưa chúng ta đến một cấp độ phát triển mà Robert Greene gọi là "mastery" (làm chủ).
Trong video này, mình sẽ chia sẻ về cả lộ trình ấy, lẫn những phương pháp thực tế từ chính hành trình phát triển bản thân của mình suốt những năm qua. Cho dù bạn không có nhu cầu trở thành người xuất sắc nhất, bạn cũng có thể áp dụng để trở thành phiên bản xuất sắc hơn của chính mình ngày hôm qua.
3/5/2024 • 15 minutes, 58 seconds
Cách để bạn hình thành và duy trì thói quen tích cực
Đã bao giờ, bạn có một quyết tâm mạnh mẽ rằng, từ ngày hôm nay mình sẽ thay đổi. Bạn đọc được vài trang sách, gập bụng được vài cái, và viết được vài dòng vào nhật ký của mình. Thế nhưng, cuối cùng, cũng chỉ được một hôm rồi thôi. Hoặc nếu may mắn, thì bạn duy trì thêm được vài ngày. Lúc này, bạn nhận ra, để tạo được một thói quen mới, thực ra, không dễ đến thế.
Vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể hình thành nên những thói quen tích cực một cách hiệu quả, duy trì được chúng một cách bền vững, từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình. Đây thực chất là một vấn đề đã được tìm hiểu và nghiên cứu rất nhiều các nhà tâm lý học cũng như các tác giả sách đại chúng. Bản thân mình cũng trải qua rất nhiều lần thành công và thất bại trong việc hình thành cho mình những thói quen.
2/28/2024 • 14 minutes, 43 seconds
5 nguyên tắc đặt mục tiêu hiệu quả và thực tế
Cứ mỗi dịp đầu năm, chúng ta đều sẽ đặt ra cho mình những mục tiêu mới. Mình phải đạt được cái này, phải học được cái kia. Nhưng thực tế, chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn, chúng ta sẽ thất bại. Hoặc thậm chí, bạn còn quên luôn những mục tiêu mình đã đặt ra. Vòng lặp đó cứ lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác. Lần nào cũng là một kịch bản cũ. Trong trường hợp này, đặt mục tiêu đầu năm chỉ còn mang tính hình thức.
Chắc hẳn bạn cũng đang tự thấy mình trong đó. Thú thực, đây cũng từng là vấn đề của mình. Trong suốt nhiều năm, mình đã không hề hiểu được cảm giác đạt được mục tiêu là như thế nào. Mãi cho đến năm vừa rồi, là năm 2023, có một số mục tiêu mình đã cố gắng nghiêm túc theo đuổi đến cùng. Một vài mục tiêu đã đạt được, một vài mục tiêu khác lại không. Nhưng nhìn chung, những trải nghiệm đó đã mang đến cho mình một góc nhìn khác, sâu sắc và kinh nghiệm hơn về việc đặt mục tiêu.
Trong video này, mình sẽ chia sẻ với bạn 5 nguyên tắc đặt mục tiêu hiệu quả và thực tế.
2/8/2024 • 15 minutes, 30 seconds
Mindset là gì? Và những phương pháp để phát triển mindset
Mindset của bạn sẽ quyết định cuộc đời mà bạn sẽ sống. Đây là một trong số những bài học quan trọng nhất mình đã rút ra cho bản thân trong năm vừa rồi. Nếu như bạn đã theo dõi nội dung của mình đủ lâu, thì bạn cũng sẽ thấy rằng, đây là một thông điệp mình đã nhắc đi nhắc lại không ít lần.
Tuy nhiên, khi nói đến mindset, chúng ta tất yếu sẽ có cho mình một vài câu hỏi, rằng mindset là gì? Tại sao chúng ta lại cần quan tâm đến mindset. Làm thế nào để cải thiện mindset và tạo ra sự thay đổi tích cực hơn cho mindset của mình?
Đây cũng sẽ là những câu hỏi mình sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời trong nội dung hôm nay. Những câu hỏi này sẽ đi sâu vào bản chất của vấn đề. Và mình cũng hy vọng, nó sẽ giúp bạn có một cái hiểu sâu hơn về bản thân.
2/2/2024 • 17 minutes, 17 seconds
Con đường ngắn nhất dẫn đến sự đủ đầy (Generali x Cosmic Writer)
Ngày nay, câu chuyện về thu nhập dần trở thành một đề tài nhạy cảm với nhiều người.
Trước những thảo luận ngược xuôi về một cuộc suy thoái kinh tế, mọi chuyện còn ảm đạm hơn trước. Mưu cầu về một cuộc sống sung túc và giàu có, cũng là một viễn cảnh ngày càng xa.
Nhưng, việc này chỉ có nghĩa, rằng chúng ta cần phải có một cái hiểu sâu hơn về sự đủ đầy.
Đối với bạn, sự đủ đầy nghĩa là gì?
1/30/2024 • 6 minutes, 37 seconds
5 siêu năng lực giúp bạn thành công và hạnh phúc
Bạn có biết rằng, ngay lúc này, bạn đang sở hữu bên trong mình những siêu năng lực, những sức mạnh tiềm ẩn sẽ có thể giúp cho cuộc sống của bạn thành công và hạnh phúc.
Ở đây, mình không có chủ đích nói đến việc nhìn thấy được suy nghĩ của người khác, tiên đoán được tương lai, hay bất kỳ năng lực siêu nhiên nào cả. Khi mình nói đến siêu năng lực, khái niệm này chỉ mang tính chất cường điệu hoá.
Nó không phải là siêu năng lực như trong những bộ phim điện ảnh. Thế nhưng, mình vẫn muốn gọi nó như vậy. Bởi vì, thứ nhất là nó sẽ thú vị. Và thứ hai, mình muốn nhấn mạnh vào giá trị mà nó có thể mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
Khi tìm hiểu về tâm lý học và triết học, mình nhận thấy, có những động lực ở trong đời sống tinh thần của con người, mà nhiều khi rất khó để lý giải bằng từ ngữ và lý luận.
Nhưng từ quan sát và trải nghiệm của bản thân, đây là những yếu tố mang tính quyết định. Chúng sẽ giúp bạn có một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn và sâu sắc hơn ở nhiều khía cạnh. Cùng mình tìm hiểu trong video này nhé.
1/14/2024 • 17 minutes, 20 seconds
Sự thật về những lần đầu tiên (Generali x Cosmic Writer)
Bạn có bao giờ nhận thấy, rằng những lần đầu tiên bạn trải nghiệm một điều gì đó, luôn để lại cho bạn những kỷ niệm sâu sắc?
Chẳng hạn như, ngày đầu tiên bạn đến trường khi còn nhỏ. Mọi thứ đều mới mẻ, thậm chí có một chút xa lạ. Khi nhìn thấy lớp học, thấy cô giáo, thấy những đứa nhóc khác cũng ngơ ngác như mình.
Sau này, thì là lần đầu tiên lên ngôi trường cấp 2, rồi cấp 3, rồi lên đại học. Mỗi lần như vậy, là một lần cuộc đời như được bước sang một chương mới, và để lại một dấu ấn không thể nào quên.
Và đâu đó trong giai đoạn này, có lẽ là khi bạn lần đầu có tình cảm với một ai đó. Lần đầu tiên có một người chạm đến trái tim bạn, khiến cho bạn cảm thấy rung động.
Hay thậm chí xa hơn, là lần đầu hẹn hò. Lần đầu cãi vã. Lần đầu chia tay.
Đến tuổi đi làm, chúng ta cũng có lần đầu tiên đi xin việc. Lần đầu tiên kiếm ra được tiền từ chính sức lao động của mình. Lần đầu ra ở riêng và tự chăm sóc mình sau một trận ốm…
Suy cho cùng, cho dù chúng ta có trải nghiệm những điều đó thêm cả trăm lần nữa, thì lần đầu tiên cũng vẫn là lần chúng ta khó thể nào quên được.
1/1/2024 • 5 minutes, 45 seconds
Những câu hỏi để bạn chiêm nghiệm về một năm qua (Generali x Cosmic Writer)
Vậy là một năm nữa đã lại sắp trôi qua.
Trái đất đã quay hết một vòng quanh mặt trời. Và chúng ta đã lớn hơn một chút so với thời điểm này một năm trước.
Một năm vừa rồi, chắc hẳn bạn đã trải qua rất nhiều chuyện. Đã có những ngày vui, những ngày buồn, và cả những ngày chẳng có gì đặc biệt đáng nhớ. Bạn có lẽ cũng đã có những sự thay đổi, ở cả cuộc sống bên ngoài lẫn cuộc sống bên trong.
Khoảng thời gian khi một năm mới sắp bắt đầu… cũng là khi chúng ta thường trải qua rất nhiều cảm xúc. Đối với chúng ta, khoảnh khắc này thường có nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một cột mốc thời gian đơn thuần.
Thực tế mà nói, đêm giao thừa không khác bất kì một đêm nào khác trong năm cả. Nhưng nó cũng đồng thời đánh dấu một chương mới trong câu chuyện cuộc đời của bạn.
Đây là thời điểm rất phù hợp để bạn nhìn lại hành trình của một năm qua, và để định hướng cho bản thân trên hành trình của một năm sắp tới.
12/31/2023 • 7 minutes, 8 seconds
4 bước để hoàn toàn thay đổi cuộc sống sau 1 năm
Đừng đánh giá thấp sự thay đổi bạn có thể tạo ra cho mình chỉ trong vòng 1 năm. Trong video trước, mình có kết luận như vậy, sau khi nhìn nhận những bài học mà mình đã rút ra trong vòng 1 năm vừa rồi. Kết luận này, không phải chỉ mang tính truyền động lực. Nó thực sự là một bài học mình đã quan sát thấy từ những gì mà mình trải qua.
Khi nhìn lại hành trình của bản thân trong suốt 10 năm vừa rồi. Có những năm, mình không những không có bước tiến gì đáng kể, mà thậm chí còn bị tụt lại ở nhiều mặt trong cuộc sống. Ngược lại, cũng có những năm, mình lại có được những sự phát triển đáng kể, đã tạo ra được những sự thay đổi bứt phá. Chẳng hạn như năm 2018 hay gần đây nhất là 2023.
Sau khi rút ra kinh nghiệm từ chính những thành công và thất bại của mình, mình muốn chia sẻ với bạn một số việc bạn có thể làm để tạo ra cho mình một sự phát triển tích cực chỉ sau 1 năm.
Cùng mình tìm hiểu kỹ hơn qua video này nhé.
12/31/2023 • 16 minutes, 11 seconds
Mỗi con người là một vũ trụ (Generali x Cosmic Writer)
Trong tiếng Anh có một khái niệm rất thú vị, gọi là "sonder".
"Sonder" mang ý nghĩa nói đến sự mê hoặc, và thậm chí choáng ngợp, khi bạn nhận ra rằng tất cả mọi người trên cuộc đời này, ai cũng đều có một đời sống nội tâm vô cùng sâu sắc, phong phú, và phức tạp.
Cả những người chỉ tình cờ đi ngang qua bạn trên phố, những người mà bạn nhìn thấy trên mạng, và cả chính bạn cũng vậy.
12/28/2023 • 5 minutes, 5 seconds
4 thói quen giúp bạn phát triển bản thân toàn diện
Ưu đãi 30% cho khóa học Know Thyself: Viết Để Thấu Hiểu Bản Thân
Kể từ 24/12/2023 cho đến hết ngày 01/01/2024, bạn có thể đăng ký tham gia khóa học với mức giá ưu đãi là 699,000vnd (giảm 30% so với giá trị ban đầu). Nếu như bạn quan tâm và muốn đăng ký học, đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé!
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây: https://www.cosmicwriter.co/know-thyself
Nếu như bạn đang muốn phát triển bản thân và cải thiện cuộc sống, dù là về học tập, sự nghiệp hay đời sống cá nhân, thì cách tốt nhất bạn có thể làm, đó là xây dựng cho mình những thói quen tích cực.
Mình biết chúng ta đều đã từng được nghe lời khuyên này không ít lần. Nhưng với những người mới, những việc này thực sự không hề dễ. Nhất là khi có quá nhiều thứ cần làm, và bạn không biết phải bắt đầu từ đâu.
Trong video này, mình sẽ cùng chia sẻ với bạn 4 thói quen để phát triển toàn diện. Đây cũng chính là thói quen mình đã và đang áp dụng. Nó đã giúp mình thay đổi hoàn toàn cuộc sống. Bên cạnh đó, mình cũng sẽ đi sâu phân tích về lý do tại sao bạn nên có cho mình những thói quen đó và cách để bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Cùng mình tìm hiểu kỹ hơn nhé.
12/26/2023 • 18 minutes, 56 seconds
Những bài học ý nghĩa nhất mà năm 2023 đã dạy mình
Năm 2023, đối với mình, là một năm rất đáng nhớ.
Đây là năm mình đã có những sự phát triển xa hơn rất nhiều so với 2 hay 3 năm trước. Không chỉ là về sự nghiệp, thu nhập hay các mối quan hệ, mà còn cả những sự phát triển ở bên trong chính mình.
Không biết nhìn từ bên ngoài, liệu mọi người có cảm nhận được điều đó hay không. Nhưng khi mình xem lại những bài viết, những nội dung của mình từ khoảng 1 năm trước, mình nhận thấy bản thân đã ở một level rất khác so với lúc ban đầu, cả về nhận thức lẫn tư duy.
Điều này khiến mình cảm thấy rất vui. Và trong video ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ với bạn những bài học rất ý nghĩa mình đã đúc kết được trong năm 2023.
Hy vọng những điều này sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn và có cho mình sự phát triển vượt trội trong thời gian sắp tới.
12/21/2023 • 17 minutes, 21 seconds
Những phương pháp hiệu quả để tự học mọi thứ tại nhà
Trải nghiệm gói học mới ELSA Premium giảm giá lên đến 56% và gói học ELSA Pro giảm lên đến 84% khi nhập mã COSMIC ở phần thanh toán tại link https://tinyurl.com/elsa-cosmicwriter
Tự học là một trong số những kỹ năng cực kỳ quan trọng của thế kỷ 21. Năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành, có thể nói là yêu cầu cơ bản nhất để bạn có thể phát triển được xa hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Đây là một sự thật đơn giản. Nhưng bản thân mình đã phải đánh đổi bằng nhiều năm đi du học, mới có thể hiểu được. Đó là một siêu kỹ năng và mindset mà mình nghĩ, ai cũng cần phải có. Hiểu được như vậy cũng đã là một trong những bước đi đầu tiên quan trọng rồi. Nhưng mà sau đó, tự học như thế nào, khi có quá nhiều thứ để học, và chúng ta không biết phải bắt đầu từ đâu.
Trong video lần này, mình sẽ chia sẻ một số phương pháp mình đã áp dụng, để có thể tự học mọi thứ tại nhà.
12/19/2023 • 17 minutes, 19 seconds
Trạng thái "chán việc" và cách để giải quyết (Generali x Cosmic Writer)
Công việc của bạn dạo này thế nào rồi?
Đây là năm mà suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng đến nhiều người. Làn sóng mất việc ảnh hưởng rất nhiều đến cả người đi và người ở lại. Cảm giác mệt mỏi và áp lực đang là một tình trạng chung.
Vậy nên, nếu như câu trả lời là “không ổn lắm”, thì bạn cũng đừng lo lắng quá. Đó có lẽ là dấu hiệu để bạn dừng lại một chút, nhìn nhận xem vấn đề đang nằm ở đâu. Để dù có lựa chọn thế nào, bạn cũng sẽ ưu tiên những điều tốt nhất cho bản thân.
Và sau đây sẽ là một vài những câu hỏi chiêm nghiệm, để bạn có thể tự mình đánh giá. Cả về công việc hiện tại, lẫn mục tiêu sự nghiệp của bạn trong tương lai. Hy vọng rằng qua đó, bạn sẽ có thể làm rõ hơn về việc mình sẽ làm gì tiếp.
12/17/2023 • 5 minutes, 36 seconds
Chiến lược phát triển kỹ năng để thành công lâu dài
Một trong số những bài học quan trọng nhất mình đã rút ra cho bản thân trong vòng 5 năm vừa qua, đó là: phát triển bản thân cũng cần phải có chiến lược.
Đây là 1 tư duy rất quan trọng nhưng lại ít khi được nhắc đến, nhất là khi bạn đang hướng đến sự thành công, dù là trong sự nghiệp, hay trong cuộc sống cá nhân.
Mình từng nhắc đến tầm quan trọng của sự nỗ lực và kiên trì. Và phần lớn những sự thành công mà chúng ta có thể đạt được đều cần đánh đổi bằng nỗ lực. Điều này thì mình không thể phủ nhận. Thế nhưng, thực tế, không phải ai bỏ ra nỗ lực cũng đều đạt được thành công. Sẽ có những người, cho dù họ có cố gắng cả cuộc đời, nhưng vẫn không đạt được bước tiến gì đáng kể.
Vậy thì vấn đề nó nằm ở đâu? Tạm thời gác lại những yếu tố ngoại cảnh, thì phần thiếu sót ấy, có lẽ, là một tư duy mang tính ứng dụng và thực tế hơn. Vậy nên, điều kiện ở đây, chính là, chúng ta phải có một kế hoạch phát triển một cách khôn ngoan hơn, và có tính chiến lược. Mình sẽ chia sẻ với bạn kỹ hơn trong video lần này.
12/15/2023 • 15 minutes, 59 seconds
Làm gì khi không muốn làm gì? (Generali x Cosmic Writer)
Bạn đã bao giờ có những ngày:
Bạn thức dậy với một cơ thể thật uể oải, cảm thấy người mình nặng nhọc và yếu ớt, ngủ được một giấc mà cứ cảm thấy như chưa ngủ được chút nào?
Bạn có rất nhiều việc cần làm, nhưng chẳng thấy có một chút cảm hứng. Sức lực của bạn như bị cạn kiệt, và bạn chỉ muốn nằm xuống nghỉ ngơi?
Bạn chẳng cảm thấy muốn gặp ai cả. Việc trò chuyện và tương tác với người khác hao tốn quá nhiều năng lượng, và bạn chỉ muốn được ở một mình?
Nếu như những điều này nghe quen thuộc, thì bạn đừng quá lo lắng. Vì đó là những cảm giác mà ai cũng đều trải qua. Phải, cả những người có vẻ như rất năng suất, cũng sẽ có những ngày cảm thấy chẳng muốn làm gì.
12/10/2023 • 5 minutes, 44 seconds
5 giá trị sống quan trọng nhất định hướng cuộc đời mình
Bạn đang sống vì điều gì?
Đây là một câu hỏi lớn và không dễ để trả lời. Nhưng đồng thời, nó cũng là vấn đề mang tính trọng tâm trong cuộc sống của chúng ta. Nếu như không có một câu trả lời cụ thể và rõ ràng, chúng ta sẽ rất dễ bị rơi vào cảm giác mông lung, thiếu định hướng và dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.
Chẳng hạn như khi gia đình và người thân có những quan điểm sống trái ngược, khiến chúng ta cảm thấy lung lay. Và để biết điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống, nó sẽ liên quan trực tiếp tới một cái khái niệm mình sẽ giới thiệu trong nội dung ngày hôm nay.
Đó là về giá trị sống.
12/9/2023 • 17 minutes, 56 seconds
Sức mạnh thầm lặng của sự nỗ lực và kiên trì
Chắc hẳn bạn cũng đã từng trải qua cảm giác này. Bạn đặt ra một mục tiêu và rất quyết tâm để đạt được nó. Nhưng chỉ cố gắng được vài hôm, bạn bỏ cuộc. Và nếu như việc này lặp đi lặp lại, thì mỗi khi có mục tiêu mới, một phần nào đó bên trong bạn biết rằng, không sớm thì muộn, mình cũng sẽ lại từ bỏ mà thôi.
Như video này, mình cũng đã phải đấu tranh tư tưởng một chút để có thể lại ngồi xuống, thực hiện đầy đủ các bước như mình vẫn làm: set up máy quay, thu âm, viết kịch bản,...
Lý do để mình duy trì tính kỷ luật ngay cả khi rất bận như vậy, chỉ đơn giản vì: đó là lời hứa của mình rồi.
Gần 1 năm trước, mình cũng có chia sẻ rằng: mục tiêu trong năm 2023 này của mình sẽ là 100.000 lượt theo dõi trên kênh Youtube và đều đặn 1 video mỗi tuần.
Con số 100.000 kia mình không thể kiểm soát. Nhưng con số 1 video hàng tuần hoàn toàn nằm trong khả năng của mình.
Đó cũng là lý do trong suốt 1 năm vừa rồi, cho dù phải đảm nhận song song rất nhiều dự án, nhưng mình vẫn cố gắng để duy trì được cái cam kết ban đầu như vậy.
Và trong video lần này, mình sẽ chia sẻ với bạn những góc nhìn, và đúc kết của mình trên hành trình hướng đến sự kỷ luật bản thân và phát triển tư duy.
Hy vọng sẽ giúp bạn phần nào trên hành trình phát triển bản thân của mình.
12/4/2023 • 15 minutes, 18 seconds
Chủ nghĩa khắc kỷ: những bài học từ hoàng đế triết học (stoicism 101)
Thử tưởng tượng bạn là người giàu có và quyền lực nhất trên thế giới. Bạn có thể làm bất kì thứ gì bạn muốn mà người khác sẽ phải kính sợ và tuân phục bạn. Với thứ sức mạnh như vậy trong tay, bạn sẽ sống như thế nào?
Lord Acton có câu nói như thế này: "power corrupts, absolute power corrupts absolutely". Nghĩa là: càng sở hữu nhiều quyền lực trong tay, con người ta càng có xu hướng bị biến chất. Họ sẽ lạm dụng sức mạnh của mình cho những mục đích xấu để thoả mãn những cám dỗ hay là những tham vọng ích kỷ.
Trong lịch sử thế giới, cũng có không ít những ví dụ cho điều này. Đó là những vị bạo chúa, từ quyền lực của mình, mà cho phép mình trở nên tha hoá. Thế nhưng, ở đế chế La Mã gần 2000 năm trước, có một vị hoàng đế mà cuộc sống của ông cho thấy điều ngược lại.
Một người ở đỉnh cao nhất của bậc thang quyền lực nhưng lại được người đời biết đến nhờ sự anh minh, chính trực, công bằng và khiêm nhường, cũng là một hình mẫu đáng kính trọng. Ông là một người nghiêm chỉnh sống theo tinh thần của triết học, theo những lý tưởng của đạo đức và không ngừng rèn luyện bản thân mình. Đó là hoàng đế Marcus Aurelius.
Trong video lần này, mình và bạn sẽ cùng nhau đi khám phá và chiêm nghiệm từ những triết lý sống vượt thời gian của vị hoàng đế này. Qua đó, bạn sẽ có thể áp dụng chúng vào những bước phát triển về sau của mình.
11/13/2023 • 15 minutes, 32 seconds
Những siêu kỹ năng quan trọng mà người trẻ nên học
Nếu như được quay trở về thời sinh viên, mình ước gì bản thân đã trang bị những kỹ năng này sớm hơn. Đây là những kỹ năng thực sự rất quen thuộc. Và mình tin mọi người đã từng nghe đến nó rất nhiều rồi. Thế nhưng, mình đã phải đánh đổi cả tuổi trẻ mới có thể nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của nó.
Cũng chính bởi vậy, mình làm video này, rất mong có thể đem đến cho bạn những góc nhìn, trải nghiệm và bài học mà mình đã tự đúc rút ra được. Những kỹ năng mình giới thiệu ở đây sẽ có giá trị cực kỳ lớn, đặc biệt là những meta-skill (siêu kỹ năng). Hiểu đơn giản, siêu kỹ năng, là một khả năng có tính nền tảng, linh hoạt và bền vững, sẽ giúp bạn tăng cường được khả năng tiếp nhận và thông thạo nhiều kỹ năng khác. Và có thể làm chủ được cuộc sống của mình ở nhiều lĩnh vực.
Vậy thì, cụ thể, những siêu kỹ năng mình sẽ nhắc tới trong video này là gì? Cùng khám phá ngay nhé.
11/5/2023 • 15 minutes, 39 seconds
5 tư duy giúp mình làm việc năng suất và thông minh hơn
Đến thời điểm này, mình đã làm nội dung trên Youtube được hơn 2 năm rồi. Thời điểm đó, 1 tuần mình phải chật vật mãi với một cái video. Thì nay, hầu như tuần nào mình cũng đều đặn ra video như vậy. Song song với đó, mình còn đảm nhận rất nhiều công việc khác, ví dụ như làm mentor cho dự án The Next Creator, Vũ Trụ Creator hay truyền thông trên tất cả các kênh cho Cosmic Writer.
Để có thể phối hợp nhuần nhuyễn và xử lý nhiều đầu việc mà vẫn đảm bảo chất lượng, từ lâu mình đã trang bị được cho bản thân productive mindset. Tư duy này giúp mình vừa làm việc năng suất lại vừa làm việc được hiệu quả tối đa nhất.
Trong video lần này, mình sẽ chia sẻ cụ thể hơn 5 tư duy giúp mình làm việc hiệu quả gấp rất nhiều lần trong quá khứ. Hy vọng những chia sẻ này của mình có thể giúp bạn có thêm góc nhìn để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
10/29/2023 • 17 minutes, 9 seconds
6 giai đoạn của hành trình phát triển bản thân
6 giai đoạn của hành trình phát triển bản thân
10/21/2023 • 14 minutes, 14 seconds
Chúng ta nên sống nhanh hay sống chậm? (Generali x Cosmic Writer)
Chúng ta nên sống nhanh hay sống chậm? (Generali x Cosmic Writer)
10/17/2023 • 5 minutes, 46 seconds
5 khía cạnh trụ cột của một cuộc đời hạnh phúc (PERMA)
Một đời sống tinh thần hạnh phúc là như thế nào?
Đây là một câu hỏi mà cả ngàn năm nay, con người đã tìm cách để định nghĩa. Nó là một vấn đề cốt yếu nhất trong trải nghiệm sống của con người, mà từ cái thời sơ khai của triết học thì Socrates hay Aristotle đã xem đây như những mối bận tâm hàng đầu.
Nhưng từ góc nhìn về khoa học, khái niệm về hạnh phúc mới chỉ được các nhà tâm lý tìm hiểu và nghiên cứu trong vòng vài thập kỷ trở lại đây. Đó là một trong những phong trào mới của lĩnh vực này: positive psychology (tâm lý học tích cực). Phong trào này được khởi xướng bởi tiến sĩ tâm lý Martin Seligman. Mục đích chính là để giúp con người ta sống một cách trọn vẹn, ý nghĩa hơn, và để hướng đến một cuộc đời hạnh phúc.
Đây cũng là một chủ đề khiến mình phải suy nghĩ rất nhiều. Trước đây, có những thời điểm mình rất cố gắng để lý giải khái niệm về hạnh phúc. Thế nhưng, cái khái niệm này, với mình khi ấy, nó khá là trừu tượng. Trong khi đó thì mình vẫn còn trẻ và hạn chế về trải nghiệm sống. Cho nên mình đã phải buộc tìm hiểu thêm từ những người am hiểu hơn mình.
Và kể từ khi mình tìm đọc những nghiên cứu về hạnh phúc của tiến sĩ Martin Seligman, khái niệm này nó dần trở nên rõ ràng hơn. Mình dần có được một cái hiểu về hạnh phúc mang tính toàn diện, tính hệ thống và tính ứng dụng.
Trong video này, mình sẽ cùng bạn khám phá 5 khía cạnh trụ cột của một cuộc đời hạnh phúc (PERMA). Từ đó, bạn sẽ có cho mình một lăng kính để tự đánh giá đúng đắn và tự soi chiếu để phát triển hạnh phúc của mình về lâu dài.
10/17/2023 • 15 minutes, 19 seconds
Thế nào là một cuộc sống như ý? (Generali x Cosmic Writer)
Thế nào là một cuộc sống như ý? (Generali x Cosmic Writer)
10/10/2023 • 6 minutes, 12 seconds
Chủ nghĩa khắc kỷ: trí tuệ cổ xưa cho người hiện đại (stoicism 101)
Từ khoảng hơn 2300 năm trước, có một thương nhân rất giàu có tên là Zeno. Khi đang trên một chuyến hành trình của mình, thuyền của Zeno gặp tai nạn. Tất cả tiền bạc vật chất của ông trôi đi hết cùng với sóng biển, và chìm xuống dưới lòng đại dương. Sau sự kiện tai hoạ đó, Zeno như bị lấy đi hết tất cả. Đang từ một người giàu có ngay lập tức trở thành một người nghèo khó và vô gia cư.
Hãy thử tưởng tượng mình cũng ở vị trí như vậy, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Khi cuộc đời nghiệt ngã như vậy, rất dễ để người ta cảm thấy số phận của mình cực kỳ kém may mắn, như thể cuộc đời đang đối xử bất công với mình. Thế nhưng, với Zeno thì không như vậy. Sau bước ngoặt đó, Zeno tìm đến Athens - cái nôi của tri thức vầ triết học. Ông đã tìm đọc về Socrates và các triết gia vĩ đại khác. Và rồi đã sáng lập ra một cái trường phái triết học của riêng mình. Đó là chủ nghĩa khắc kỷ, hay là stoicism.
Vậy thì, chủ nghĩa khắc kỷ là gì. Những triết lý sống của nó là như thế nào? Và nó có những giới hạn ra sao? Đây là những câu hỏi mình sẽ giải đáp cho mọi người trong nội dung lần này. Có thể xem những chia sẻ này như cái nhìn tổng quan dành cho những ai đang quan tâm và mới bắt đầu tìm hiểu?
Đặt mua cuốn "Meditations" của Marcus Aurelius tại đây (bản dịch tiếng Việt bởi Andy Lương với tựa đề "Suy Tưởng"): https://b.link/cosmicwriter
10/7/2023 • 16 minutes, 21 seconds
Thói quen viết đã thay đổi cuộc đời mình như thế nào?
Khóa học Viết Để Thấu Hiểu - 12 tuần viết để sáng tỏ về bản thân mình: https://www.cosmicwriter.co/viet-de-thau-hieu
Thực sự, trong suốt bao nhiêu năm vừa qua, mình may mắn vì biết đến giá trị của viết và thực hành kỹ năng này từ rất sớm. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh thích viết, mình đồng hành với viết còn bởi, mình nhận ra được những giá trị vô giá từ hoạt động này. Lâu dần, mình cũng đã tự hình thành cho bản thân thói quen tích cực này.
Việc duy trì thói quen này, với mình, không chỉ để phục vụ cho công việc, mà còn giúp mình rất nhiều trong hành trình thấu hiểu chính mình và hiện thực hoá được những ước mơ từ khi còn rất trẻ (điển hình như cơ hội được trở thành một tác giả sách).
Video này cũng thay lời mình muốn gửi gắm tới bạn. Cho dù bạn có là ai, ở bất kỳ lĩnh vực nào, mình tin, nếu hiểu được những giá trị của viết từ sớm và chịu bắt tay vào thực hành nó, bạn sẽ sớm nhận ra những sự chuyển biến rất tích cực về cả tư duy lẫn tinh thần.
Những chia sẻ trong video này hoàn toàn là những trải nghiệm thực tế của mình. Hy vọng sau khi xem xong, bạn sẽ có cho mình một cái nhìn rộng mở và có chiều sâu hơn.
Subscribe channel để cùng đồng hành với mình trên hành trình thấu hiểu và phát triển bản thân. Ở đây mình chia sẻ những kiến thức bổ ích và những thông điệp tích cực, thông qua lăng kính của tâm lý, triết học, và truyền thông.
9/30/2023 • 15 minutes, 36 seconds
5 quy luật cơ bản nhất về phát triển bản thân
Phát triển bản thân, là một nhu cầu mà hầu như ai nấy đều mong cầu. Cho dù mỗi người sẽ có những hướng đi khác nhau, cũng sẽ có những câu chuyện riêng biệt. Thế nhưng, mục đích cuối cùng trên hành trình phát triển bản thân, vẫn sẽ là: muốn cho bản thân được trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn. Và quá trình phát triển ấy, nhìn chung, vẫn sẽ tuân theo một số quy luật có tính phổ quát, đúng với tất cả mọi người. Đó cũng là chủ đề mình sẽ chia sẻ trong video lần này.
Những gì mình chia sẻ ở đây không phải là những lời khuyên hay lời chỉ dẫn, mà là những quan sát và phân tích của mình về quá trình phát triển bản thân này. Và tất nhiên, cả 5 quy luật ở đây, đều dựa trên những gì mà mình đã trải nghiệm, chiêm nghiệm, từ chính thành công và thất bại của bản thân. Cũng như từ những người mà mình biết.
Mình mong thông qua video này, bạn sẽ có cho mình những góc nhìn, mindset đúng đắn hơn cho hành trình sắp tới.
9/24/2023 • 18 minutes, 32 seconds
Bạn có đang mắc kẹt với những tư duy sai lầm?
Hãy thử tưởng tượng: bạn được sinh ra và lớn lên trong một chiếc hang tối. Tất cả mọi người trong hang đều chưa từng được biết về thế giới bên ngoài.Họ chỉ tin vào những điều mắt thấy tai nghe ở trong cái hang. Và thứ ánh sáng suy nhất mà họ thấy cũng chỉ là một ngọn lửa, và những "cái bóng" mập mờ của chính mình được phản chiếu qua ngọn lửa ấy.Cho đến khi một người, bằng một cách nào đó, thoát ra được khỏi hang. Ánh sáng bên ngoài làm người này lóa mắt, nhưng rồi sau đó anh ta mới được chiêm ngưỡng sự kỳ diệu của thế giới bên ngoài, được thấy bầu trời, mặt đất, cỏ cây, và những vì sao... Anh ta hiểu ra rằng đây mới là sự thật, còn những gì mình từng thấy trong chiếc hang tối kia chỉ là những ảo ảnh mà thôi.Câu chuyện này được kể từ hơn 2,000 năm trước, bởi một nhà triết học có tầm ảnh hưởng vĩ đại nhất thời cổ đại: Plato (câu chuyện thường được biết đến với tên gọi "Plato’s allegory of the cave"). Kể từ đó, nó trở thành một trong những chủ đề thường xuyên được thảo luận, vì giá trị lịch sử và tính ngụ ngôn mà câu chuyện truyền tải.Việc bị nhốt trong hang có thể hiểu như một phép ẩn dụ, chỉ ra rằng chúng ta nhiều khi sẽ không thể tự nhận ra những giới hạn trong nhận thức và thế giới quan của chính mình.Đó cũng chính là lúc, những tư duy sai lầm và hạn hẹp ngày càng được củng cố, và ràng buộc cách chúng ta tư duy. Nếu không có một thái độ tích cực và sẵn sàng muốn thay đổi chính mình, bạn rất dễ sẽ ở mãi trong vòng luẩn quẩn ấy mà không tài nào thoát ra nổi.Việc bước ra ngoài và thấy được vạn vật dưới ánh sáng, cũng là ẩn dụ cho một hành trình khai phóng tư duy, giúp chúng ta mở mang được chính mình và đến được gần hơn với "sự thật".Trong nội dung lần này, mình sẽ chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình về câu chuyện ngụ ngôn trên, cùng những bài học về việc giải phóng bản thân khỏi những tư duy sai lầm. Cùng mình lắng nghe nhé.
9/16/2023 • 16 minutes, 42 seconds
6 bài học cuộc sống bạn không được học ở trường
Được học ở môi trường tốt là một trong những cơ hội tuyệt vời để kết nối, học hỏi và phát triển toàn diện từ tư duy, kiến thức cho đến kỹ năng. Càng nghiêm túc với việc học và trải nghiệm trên ghế nhà trường bao nhiêu, hành trang của chúng ta lại càng chắc chắn bấy nhiêu.
Thế nhưng, trường lớp, suy cho cùng, cũng vẫn chỉ là một mô hình thu nhỏ của thế giới rộng lớn ngoài kia. Được học là tốt. Nhưng kết hợp khéo léo giữa kiến thức từ trường lớp và thực tế cuộc sống còn tốt hơn rất nhiều. Bởi, thực tế, có những kiến thức, tư duy và kỹ năng, chỉ bằng việc học tập ở trường lớp thôi là chưa đủ để vững vàng bước vào đời mà không e sợ bất cứ điều gì.
Nhất là khi, có những yêu cầu chuyên biệt cho công việc mà trường lớp chưa hề dạy cho bạn, có những bài học mà chỉ nhờ va vấp từ trải nghiệm trưởng thành, bạn mới có thể thực sự "thấm" cho được.
Trong video lần này, mình sẽ ngồi lại để cùng bạn đúc kết và chiêm nghiệm 6 bài học cuộc sống mà trường lớp (có thể) không dạy cho bạn. Đây cũng là những bài học chính bản thân mình đã trải qua và thực sự thấy đáng để chia sẻ với bạn. Cùng mình lắng nghe nhé.
9/9/2023 • 15 minutes, 35 seconds
Con đường trở thành người lớn (Generali x Cosmic Writer)
Con đường trở thành người lớn, thành thật mà nói, chẳng dễ dàng chút nào. Ngày còn nhỏ, dưới sự bao bọc của gia đình, chúng ta thường quen với việc được người khác chăm lo. Là những đứa nhóc, chúng ta nhiều khi chỉ cần vô tư tận hưởng cuộc sống. Nếu có lo thì nỗi lo ấy cũng chỉ xoay quanh việc học, việc chơi, việc kết bạn,...
Thế nhưng, khi dần lớn, và nhất là khi đã dần trưởng thành, sự vô tư ấy không còn vẹn nguyên như thuở ban đầu nữa. Áp lực sẽ ngày càng nhiều, trách nhiệm sẽ ngày càng lớn. Sự hồn nhiên, vì thế, cũng dần mai một theo thời gian.
Chắc hẳn, không ít lần, bạn khao khát được trở về tuổi thơ, để lại được nô đùa, được hân hoan mà chẳng mấy khi phải lo nghĩ gì. Thế nhưng, chúng ta, dù muốn tới mức nào đi chăng nữa, vẫn phải học cách đối mặt với hành trình trở thành người lớn.
Trong tập Podcast này, mình sẽ chia sẻ với bạn 3 bài học mà mình nghĩ rằng bản thân mình, cũng như nhiều người lớn khác, nên giữ cho riêng mình. Để vững bước hơn trên hành trình trở thành người lớn.
8/27/2023 • 6 minutes, 54 seconds
Bao giờ thì cuộc sống mới ổn? (Generali x Cosmic Writer)
Bạn có hay dành chút thời gian trong cuộc sống bộn bề này để chiêm nghiệm về hành trình trưởng thành của bản thân? Có rất nhiều băn khoăn đằng sau dáng vẻ trưởng thành của một người. Có người lo lắng và mông lung về hành trình phía trước. Có người lại luôn trăn trở về sự nghiệp, về gia đình, không biết đến khi nào mới ổn định.
Đôi khi, những suy nghĩ như vậy vô tình khiến chúng ta thêm hoang mang, áp lực và bị tụt lại phía sau lúc nào không hay. Và tất nhiên, khi những suy nghĩ tiêu cực ập tới, con người ta khó mà tránh khỏi những chênh vênh, những va vấp, những thất bại.
Vậy thì, sau cùng, chúng ta phải làm như nào để đối diện với những nỗi lo âu thường trực như vậy?
8/20/2023 • 7 minutes, 40 seconds
Làm sao để làm chủ được bản thân?
Làm sao để làm chủ được bản thân?
8/18/2023 • 16 minutes, 23 seconds
4 mindset về động lực giúp mình ngừng trì hoãn
Mình quan niệm rằng: động lực là nội lực để hành động. Nó có thể được thúc đẩy bởi những tác nhân bên ngoài. Nhưng để thực sự biến động lực thành hành động, bạn phải thực sự tự biết cách tạo động lực cho chính mình.
Cũng như hành trình của mình khi bắt đầu chuyển sang làm việc tự do (Content Creator toàn thời gian). Thú thực là, đã có những lúc mình rơi vào trì hoãn, chán nản, thậm chí chẳng còn chút động lực nào để tiếp tục cố gắng. Nhiều khi, mình lại tự bỏ bê bản thân chỉ vì không tìm thấy động lực ở đâu cả. Có những hôm mình lướt điện thoại nhiều hơn giới hạn mình đặt ra. Có những hôm mình thức dậy trong mệt mỏi, lười biếng, và chỉ chờ tắt báo thức rồi quay lại ngủ tiếp.
Thế nhưng, cũng nhờ việc phải trải qua rất nhiều lần bị mất động lực như vậy, mình mới dần học được cách để tự thúc đẩy mình cố gắng.
Vậy nên, đến với video lần này, mình mong bạn sẽ có thêm góc nhìn mới, cảm hứng mới để có thể tự xây dựng sự kỷ luật cho riêng mình.
8/14/2023 • 14 minutes, 56 seconds
Làm sao để tìm ra đam mê?
Làm sao để tìm ra đam mê của mình?
8/4/2023 • 16 minutes, 35 seconds
Làm sao để thấu hiểu bản thân?
Khóa học Viết Để Thấu Hiểu - 12 ngày viết để sáng tỏ về bản thân mình: https://www.cosmicwriter.co/viet-de-thau-hieu
Có một lời khuyên rất phổ biến là: "Hãy là chính mình".
Thế nhưng, khi mà chưa biết bản thân mình là ai, và mình thực sự muốn gì, rất khó để chúng ta có thể hiểu "chính mình là như thế nào". Bản thân mình cũng từng trải qua những giai đoạn như vậy. Khi mà chưa sáng tỏ được mình là ai, và mình đến thế giới này để làm gì, mình đã phải đưa ra những sự lựa chọn quan trọng trong cuộc đời như là học ngành gì, làm nghề gì,...
Cũng chính vì vậy, mình đã từng không ít lần rơi vào tình cảnh éo le.
Phải mãi cho tới năm 23 tuổi, khi mình dần có những suy nghĩ sâu sắc hơn và tự đặt ra những câu hỏi về bản thân, mình mới có thể tự tìm ra cho mình những hướng đi mới. Cho đến hiện tại, mình vẫn rất tự hào về những bước chuyển biến vô cùng tích cực từ việc có mối quan hệ sâu sắc với chính mình.
Trong video lần này, mình sẽ giải đáp câu hỏi "Làm sao để thấu hiểu bản thân?", từ chính những trải nghiệm và chiêm nghiệm của bản thân mình.
7/28/2023 • 18 minutes, 30 seconds
4 mindset này sẽ khiến bạn không thể hạnh phúc
Hạnh phúc là một khái niệm được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Nó dường như là một lý tưởng sống để con người ta theo đuổi suốt cả một cuộc đời. Chính vì thế, cũng có rất nhiều góc nhìn, quan điểm về hạnh phúc, và cách để có được hạnh phúc.
Tuy nhiên, để đạt được hạnh phúc thực sự, chúng ta không thể dựa trên một công thức bất biến nào cả. Thay vào đó, thứ duy nhất và quan trọng nhất để giúp một người tiến dần tới đích đến của sự hạnh phúc lại chính là tư duy. Đó là những niềm tin cốt lõi, đã và đang định hình thế giới quan của bạn.
7/16/2023 • 14 minutes, 5 seconds
Bao giờ là quá muộn để trưởng thành?
Bao giờ là quá muộn để trưởng thành?
Mình nghĩ, một phần nào đó bên trong chúng ta luôn có một khát vọng được trở nên tốt hơn, được làm mới bản thân, được có một sự khởi đầu mới.
Khát vọng ấy càng cháy bỏng khi chúng ta cảm thấy con đường đang đi dần đưa mình vào bế tắc, và nhận ra rằng mình xứng đáng có được một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc hơn.
Có điều, khát vọng trưởng thành đôi khi bị dập tắt bởi những nỗi sợ: sợ đã quá muộn, sợ bị thua kém, sợ mất đi cảm giác an toàn, sợ rằng sẽ không đi tới đâu...
Sau cùng, những nỗi sợ ấy đóng lại cánh cửa của tương lai, và chặn luôn con đường để phát triển. Và khi đó, những tiềm năng bên trong bạn sẽ mất đi cơ hội được hiện thực hóa. Một cách đầy đáng tiếc.
Vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế ra sao khi đứng trước những nỗi sợ này?
Link mua bộ sách của Lý Thượng Long: https://shope.ee/7A9ZflZEmn
7/7/2023 • 15 minutes, 40 seconds
4 cách để tận dụng hiệu quả sức mạnh của social media
Ở một khía cạnh nào đó, sử dụng mạng xã hội thiếu kiểm soát sẽ chỉ khiến chúng ta trở nên tệ hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng có một thực tế thế này mà tất cả chúng ta đều phải đối diện, là cho dù nhận biết được tác hại của social media thế nào, thì chúng ta vẫn không thể nào sống thiếu nó.
Việc đóng mình khỏi nó cũng gây ra cản trở trong việc tạo dựng các mối quan hệ, trong việc học hỏi, cập nhật kiến thức mới, hay trong việc nắm bắt các xu hướng và các cơ hội việc làm.
Chúng ta sử dụng social media hay bị social media điều khiển lại? Câu trả lời, chỉ có thể được đưa ra bởi quyết định từ chính bản thân bạn.
Trong video này, mình sẽ gợi ý cho bạn 4 cách mình đã và vẫn đang thực hiện để có thể tận dụng hiệu quả nhất sức mạnh của social media.
Đây có thể coi là “hướng dẫn” sử dụng social media một cách khôn ngoan hơn để không những là giảm thiểu tác hại của nó, mà thậm chí còn biến nó trở thành một công cụ hỗ trợ hiệu quả, giúp bạn tận dựng sức mạnh của nó cho bất kì mục tiêu nào bạn đang theo đuổi.
6/24/2023 • 16 minutes, 27 seconds
Bài học vỡ lòng từ thành công và thất bại
Sau nhiều năm theo đuổi con đường làm sáng tạo, mình đã từng trải qua không ít thất bại và thành công. Mỗi ngã rẽ trên hành trình đều là một câu chuyện, để lại những dư âm, những ấn tượng, và những cảm xúc khác nhau.
Nhiều khi, có những bài học tưởng chừng như đã hiểu rõ, nhưng đến khi thật sự trải qua thì bài học ấy mới thấm nhuần thêm sâu đậm. Vì suy cho cùng, không có bài học nào giá trị hơn là bài học rút ra từ chính trải nghiệm của mình.
Trong nội dung này, mình muốn gửi đến một trải nghiệm khác. Không có ngôn từ học thuật hay kiến thức chuyên sâu, đây chỉ đơn giản là câu chuyện của mình, và vài điều mình rút ra từ những thăng trầm ấy.
6/17/2023 • 16 minutes, 22 seconds
Ultralearning: 5 nguyên lý tự học siêu hiệu quả
Cho dù bạn đang theo đuổi bất kì lĩnh vực nào, việc học tập và làm chủ được một kỹ năng hay một chuyên môn nào đó, nhìn chung đều sẽ có những nguyên lý cơ bản.
Nếu như nắm được những nguyên lý này, và thậm chí ứng dụng được chúng một cách hiệu quả, bạn sẽ có thể đẩy nhanh được quá trình học hỏi của mình, và trở nên xuất sắc trong bất kì lĩnh vực gì đã chọn.
Những nguyên lý học tập ấy được giới thiệu trong cuốn bestseller "Ultralearning" của tác giả Scott Young, sau nhiều năm nghiên cứu, viết lách, và thử nghiệm về chính đề tài này.
Và trong nội dung ngày hôm nay, mình cũng sẽ điểm qua một vài nguyên lý ấy.
6/9/2023 • 16 minutes, 7 seconds
Tương lai của bạn được quyết định bởi những điều này
Nhiều năm nữa, cuộc sống của bạn sẽ thế nào? Sẽ thành công hay thất bại? Sẽ khổ đau hay hạnh phúc?
Khi nghĩ về tương lai, chúng ta vẫn thường cảm thấy mơ hồ, tựa như một chân trời nào đó thật xa xôi. Nhưng khi phải thật sự đối diện với chính mình, mình tin rằng ai cũng đều muốn có được một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc và tươi sáng.
Nhưng có một sự thật quan trọng mà chúng ta thường xuyên bỏ qua: tương lai của bạn sẽ diễn ra thế nào, phụ thuộc vào chính những gì bạn đang làm ở ngay thời điểm hiện tại. Cuộc sống mai sau của bạn đang âm thầm được định đoạt bởi những yếu tố này, những yếu tố vốn cần được bạn nhìn nhận và suy xét một cách cẩn trọng hơn.
Đó là những yếu tố gì? Cùng mình tìm hiểu trong nội dung lần này nhé!
6/6/2023 • 14 minutes
Đây là lý do bạn nhất định phải học tiếng Anh
Tiếng Anh là chìa khóa mở ra cánh cửa để thành công.
Từ nhỏ thì mình đã được dạy như vậy. Nhưng lời khẳng định ấy cảm tưởng như vẫn chưa đủ rõ ràng, chưa đủ thuyết phục. Những năm tháng trên ghế nhà trường, bị bắt lỗi về chính tả hay ngữ pháp, khiến mình cảm thấy bộ môn này thật nhàm chán. Mình không hiểu là tại sao mình phải học tiếng Anh.
Sau này, khi bước ra ngoài thế giới (theo cả nghĩa đen), mình mới thấy được rằng việc được học tiếng Anh từ sớm là một điều may mắn đến thé nào. Thậm chí, nó còn là một trong những nền tảng quan trọng nhất cho cuộc sống mình đang có hiện giờ. Mình ước là đã nhận thức được điều này sớm hơn.
Trong nội dung này, mình muốn nói đến giá trị của tiếng Anh như một thứ "ngôn ngữ toàn cầu" (a global language), và những lý do tại sao việc đầu tư học tiếng Anh sẽ là một trong những quyết định đúng đắn nhất của bạn.
5/27/2023 • 18 minutes, 10 seconds
Những sự thật "khó nói" về sự tự tin
Lướt một vòng mạng xã hội, chúng ta đều đã từng thấy rất nhiều người chia sẻ về các "bí quyết" để trở nên tự tin hơn. Thực tế mà nói, những lời khuyên đó nhiều khi chẳng xa lạ gì, nhưng phần lớn thời gian chúng ta không thể tự áp dụng được.
Ai cũng muốn mình được trở nên tự tin hơn. Nhưng ngược đời rằng không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra nỗ lực, cố gắng từng ngày để tạo dựng cho mình thứ cảm nhận đó.
Bản thân mình, cũng đã từng phải trải qua một quãng thời gian dài thiếu tự tin, để giờ mới có đủ can đảm chia sẻ tiếng nói của mình trên mạng như vậy.
Từ những chiêm nghiệm và tìm hiểu của bản thân, mình rút ra một sự thật rằng: không có con đường tắt nào để phát triển sự tự tin cả! Nếu có, con đường ngắn nhất chính là việc có một cái hiểu thực tế hơn về nó, và chấp nhận rằng để trở nên tự tin là cả một quá trình dài.
Trong nội dung này, bạn sẽ không được chỉ dẫn cụ thể những việc-bạn-cần-làm. Ngược lại, mình sẽ gợi ra cho bạn những suy nghĩ sâu hơn về sự tự tin, để bạn có thể chuẩn bị cho mình một mindset đúng đắn hơn, có "độ bền" cao hơn cho hành trình chuyển biến ấy.
5/20/2023 • 14 minutes, 55 seconds
Những vấn đề của thời đại khiến Gen-Z khổ sở
"Vượt sướng", nghịch lý thay, lại là một hành trình đầy gian khổ.
Sinh ra trong một thế giới với những sự đủ đầy hơn về vật chất, và thừa mứa những món đồ công nghệ, người trẻ ngày nay đang phải đối diện với những thách thức cực lớn.
Thiếu đi sự suy xét thấu đáo và lòng cảm thông, nhiều người gán lên cho họ những nhãn dán đầy chê trách như "lười biếng" hay "nhạy cảm". Nhưng hãy thử nhìn sâu hơn. Vấn đề thực chất phức tạp hơn như vậy.
Nguyên nhân đằng sau những yếu điểm ấy là những vấn đề mang tính hệ thống. Những vấn đề đặc trưng của thời đại, đang gián tiếp định hình nên trải nghiệm sống của cả một thế hệ "iGeneration".
Nếu thiếu đi một cái hiểu bao quát hơn như vậy, chúng ta hoặc sẽ chỉ trở thành nạn nhân, hoặc trở thành những nhà phê bình đầy phán xét.
Vậy, những vấn đề đó là gì? Trách nhiệm và thử thách cho gen-z là gì giữa bối cảnh ấy? Trong nội dung tuần này, hãy cùng mình soi xét vấn đề nhức nhối trên.
5/14/2023 • 15 minutes, 58 seconds
Hành trình tìm kiếm chính mình (và hiện thực hóa ước mơ)
Kể từ khi được sinh ra, chúng ta có lẽ đã từng không ít lần trăn trở về sự tồn tại của bản thân, về bản dạng của chính mình, hay về cuộc đời mà mình sẽ sống...
Những câu hỏi rất cơ bản, rất thực tế, mà những kẻ lắm suy tư đều phải dần chấp nhận, rằng mình rồi-cũng-vẫn-phải-sống dù cho không có được câu trả lời.
Bản thân tôi cũng lớn lên từ những rối bời như vậy. Việc né tránh những câu hỏi lớn, đã đẩy tôi vào giữa những hoang mang. Nhưng chỉ bằng việc thành thật đối diện với chúng, tôi mới dần thấu hiểu được hơn về bản thân, mới thấy sáng tỏ hơn về những niềm tin, những phẩm chất, những tiềm năng quý giá còn ẩn sâu bên trong chính mình.
Sau cùng, những nỗ lực "tìm mình" ấy đã dẫn tôi đến được ngày hôm nay. Được sống đúng với những gì mà vài năm trước mình từng mơ ước, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn, hạnh phúc, và tự hào khi được kể lại về hành trình đã đi qua.
Những thăng trầm từng nếm trải, những bài học từng chiêm nghiệm, đều được tôi đúc kết và gửi gắm trong cuốn sách đầu lòng: "Tìm mình trong thành phố nội tâm". Còn chiếc video này, chính là câu chuyện đằng sau sự ra đời của đứa con tinh thần ấy.
5/6/2023 • 12 minutes, 15 seconds
7 bài học "đắt giá" gửi đến chính mình tuổi 20
Càng lớn, hành trang của chúng ta càng trù phú những bài học.
Khi nhìn lại bản thân mình thời những năm đầu tuổi 20, tôi thấy mình đã mắc không ít sai lầm, và cũng có không ít những lựa chọn đúng đắn. Thời gian của tuổi trẻ đã qua thì không thể lấy lại được. Suy tư về việc mình sẽ sống khác đi thế nào rất có thể là vô ích.
Nhưng tôi nghĩ, việc thẳng thắn nhìn nhận và đúc kết lại những bài học từ thời "non xanh" ấy, có khi lại trở thành những lời khuyên có giá trị cho những ai cũng đang sàn độ tuổi mình thời ấy. Một quãng đời lưng chừng trẻ con, lưng chừng người lớn, lưng chừng giữa những nỗi bất an và lo lắng về cuộc đời.
Gói gọn trong đây là những kinh nghiệm sống "đắt giá" mà tôi đã bỏ túi trong những năm qua, mà tôi có lẽ sẽ tự gửi đến chính mình năm 20 tuổi (nếu có thể).
5/2/2023 • 14 minutes, 35 seconds
Toxic positivity: "tích cực" thế nào để không "độc hại"?
"Đừng buồn nữa, suy nghĩ tích cực lên đi!"
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe những lời khích lệ như vậy, và cũng hiểu rằng chúng thường vô ích đến thế nào. Ngày nay, xu hướng "tích cực" một cách gượng ép như vậy thường được gọi bằng thuật ngữ: toxic positivity.
Khi đang phải trải qua những cảm xúc khó khăn, việc cố phải tỏ ra tích cực hơn tưởng chừng như là một giải pháp ứng phó phù hợp. Thế nhưng thực chất, đó là dấu hiệu rằng chúng ta chưa biết cách đối diện với những cảm xúc tiêu cực khi chúng đang hiện hữu, dù là ở mình hay ở người khác. Và né tránh hoặc chối bỏ vấn đề, không thể làm cho nó biến mất.
Vậy bản chất của toxic positivity là gì? Làm sao để chúng ta không còn là "nạn nhân" và "thủ phạm" của toxic positivity? Liệu sự "tích cực độc hại" này có thể được hóa giải bởi... sự "tiêu cực lành mạnh"?
Trong nội dung lần này, bạn sẽ cùng mình tìm kiếm những câu trả lời đó.
4/28/2023 • 11 minutes, 57 seconds
Làm sao để trở thành một phiên bản "tốt hơn" của chính mình?
Làm sao để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình?
Vấn đề này, chắc hẳn bạn cũng đã không ít lần nghe qua. Bản thân tôi cũng thường hay lấy đó làm định hướng cho hành trình phát triển của riêng mình.
Nhưng một phiên bản tốt hơn là như thế nào? Và chúng ta sẽ cần phải làm những gì để thật sự trở thành một con người như vậy?
Câu hỏi này thì lại không dễ để trả lời. Vì nếu như chỉ áp dụng một cách rập khuôn những giải pháp "tiện lợi" được ai đó bày sẵn, thì có lẽ chúng ta chỉ đang trở thành một phiên bản tốt hơn... của người khác mà thôi.
Để phát triển và hoàn thiện được những tiềm năng của bản thân, tôi nghĩ, chúng ta sẽ cần phải hiểu được sâu hơn về cách quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta mới có thể tự tìm được cho mình câu trả lời.
Trong nội dung này, tôi sẽ chia sẻ về những nguyên lý ấy.
4/22/2023 • 13 minutes, 58 seconds
Những bài học cho một sự khởi đầu mới
Nhiều khi suy nghĩ về con đường sáng tạo mình đang theo đuổi, tôi vẫn cảm thấy có chút gì đó "siêu thực".
Cũng vào thời gian này 2 năm trước, bằng một sự "điên rồ" nào đó của tuổi trẻ, tôi đã dám dứt bỏ những nỗi bất an để theo đuổi ước mơ, và tự mở ra một chương mới cho cuộc đời mình.
Ngày đó, đã có không ít người ngờ vực lựa chọn của tôi, và thậm chí bản thân tôi cũng đã có không ít lần ngờ vực chính mình. Nhưng giờ, điều làm tôi cảm thấy tự hào, là tôi không thấy mình cần phải chứng tỏ bản thân, hay phải tìm kiếm sự công nhận từ ai thêm nữa.
Sau 2 năm kiên trì với hành trình sáng tạo, tôi đã lưu giữ lại cho mình một vài bài học. Đó cũng là những đúc kết giá trị nhất mà tôi sẽ tiếp tục mang theo trên chặng đường sắp tới.
Và bạn, nếu như cũng đang có khát vọng về một sự khởi đầu mới cho mình, thì tôi mong rằng những chia sẻ này cũng sẽ mang lại những cảm hứng tích cực cho hành trình của riêng bạn.
4/22/2023 • 11 minutes, 8 seconds
Flow: những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc sống
Những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc sống, thực chất không phải là những lúc nghỉ ngơi nhàn rỗi hay những sự khoái lạc nhất thời.
Theo như những khám phá của nhà tâm lý Mihaly Csikszentmihalyi, hạnh phúc là những khi chúng ta được cảm thấy hăng say và tâm huyết với một thử thách nào đó xứng đáng. Đó là những trải nghiệm thúc đẩy chúng ta đạt đến giới hạn, khiến chúng ta phải vượt qua được khả năng của mình. Đó, theo ông, mới là những khoảnh khắc thật sự ý nghĩa.
Sau khi dành cả cuộc đời để nghiên cứu về sự hạnh phúc và những trải nghiệm thăng hoa như vậy, Csikszentmihalyi đã đúc kết những khám phá của mình trong khái niệm "flow" (hay dòng chảy).
Vậy flow nghĩa là gì? Làm sao để đạt được flow? Và những giá trị mà flow tạo ra trong cuộc sống là gì? Trong nội dung lần này, bạn sẽ cùng mình khám phá những câu hỏi ấy.
4/18/2023 • 11 minutes, 25 seconds
Thế nào mới là sự trưởng thành về cảm xúc?
Trái với định kiến của nhiều người, cảm xúc thực chất không phải là một đặc tính gì đáng chê trách. Thậm chí, chính việc phán xét cảm xúc một cách quá tiêu cực, càng khiến chúng ta dễ gặp vấn đề về tâm lý, và thiếu sự chủ động trong việc học tập các kỹ năng để quản lý cảm xúc của mình.
Vậy, một hướng tiếp cận lành mạnh hơn, tích cực hơn với cảm xúc sẽ là gì? Chúng ta cần phải nhìn nhận thế nào để cảm xúc không còn là trở ngại, không còn là kẻ thù, mà chỉ đơn giản là một phần nội tâm mà chúng ta không thể sống thiếu? Và làm sao để chúng ta có thể nuôi dưỡng được những cảm xúc bên trong mình, mà đồng thời không bị kiểm soát bởi chúng?
Khái niệm về "sự trưởng thành cảm xúc" (emotional maturity) thoạt nghe tuy mơ hồ, trừu tượng, nhưng lại là một thảo luận hết sức cần thiết. Với những tham khảo từ tâm lý học, triết học, và cả từ trải nghiệm bản thân, trong nội dung lần này, mình sẽ cố gắng làm rõ ràng hơn câu chuyện ấy.
4/14/2023 • 11 minutes, 56 seconds
Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu
Vì sao bạn cần phải có mục tiêu trong cuộc sống?
Chúng ta đều đã từng được nghe lời khuyên, rằng mình phải đặt ra cho bản thân một mục tiêu để hướng đến. Nhưng sự thật thì, xác định được một mục tiêu xứng đáng và hiệu quả, không phải lúc nào cũng dễ dàng đến vậy. Nhất là với những ai còn chưa thật sự hiểu rõ mình muốn gì, chưa rõ ràng về khả năng của bản thân, hoặc chưa đủ tự tin để dám cam kết với một lộ trình nhất định.
Ở chiều ngược lại, nếu như không có cho mình mục tiêu, chúng ta cũng sẽ rất dễ rơi vào cảm giác bất ổn, chơi vơi. Vì không có một định hướng rõ ràng làm "kim chỉ nam" dẫn đường, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ thiếu đi sự sáng tỏ, thiếu đi tính trật tự mà nó vốn cần phải có.
Vậy, ý nghĩa thật sự của việc đặt mục tiêu là gì? Và những khó khăn gì đang cản trở chúng ta làm được việc đó? Gửi gắm trong nội dung lần này là những suy tư của mình, được đúc kết từ trải nghiệm gần 2 năm loay hoay tìm lối đi trong cuộc sống.
4/11/2023 • 11 minutes, 9 seconds
Kiểu tư duy "ngược đời" của người có trí tuệ
Người có trí tuệ, sẽ thường tư duy như thế nào?
Theo lẽ thường, chúng ta vẫn hay quan niệm: những người có trí tuệ (hay sự khôn ngoan), cũng là những người có được nhiều hiểu biết.
Nhưng trong tư tưởng của nhiều tượng đài lịch sử, góc nhìn của họ về trí tuệ lại đi ngược với những cách nghĩ truyền thống. Như Socrates, một vị triết gia lẫy lừng thời Hy Lạp cổ đại, trong những lời tự biện của mình, cũng đã tự khẳng định rằng: ông gần như... chẳng biết gì cả.
Vậy, bằng cách nào, mà một người tự thấy mình "chẳng biết gì" như Socrates, lại có thể xây được những nền móng quan trọng về tư tưởng cho nền văn minh phương Tây, và được những thế hệ sau xem như là người đã khai sinh ra triết học? Câu chuyện của ông mang những ngụ ý gì, về trí tuệ, về sự khôn ngoan, hay về những giới hạn của sự hiểu biết?
Trong nội dung lần này, mình sẽ tìm hiểu về khái niệm "trí tuệ" (với những cảm hứng đến từ Socrates), và những bài học mình đã rút ra được từ đó cho hành trình tri thức của riêng mình.
4/7/2023 • 13 minutes, 48 seconds
Làm sao để "thật sự" giỏi tiếng Anh?
Để "thật sự" giỏi tiếng Anh, bạn phải "thật sự" dùng tiếng Anh.
Sau nhiều năm sinh sống và học tập ở nước ngoài, mình mới nhận thức được rõ ràng sự thật này.
Đối với mình, tiếng Anh không phải chỉ là một môn học. Mà về bản chất, nó là một thứ ngôn ngữ, là phương tiện để giao tiếp giữa con người với con người, là thứ diễn ra trong dòng chảy của cuộc sống. Hay như Marianna Pascal từng nói:
"English is not an art to be mastered. It's just a tool to use to get a result."
4/4/2023 • 13 minutes, 5 seconds
Cho những ai đang mông lung tìm định hướng
Hoang mang giữa một thế giới rộng lớn và đầy phức tạp, việc tìm ra một hướng đi cho mình ngày càng trở nên khó khăn hơn. Bản thân mình cũng đã từng có nhiều năm trăn trở với bài toán này, mông lung như thể mãi đi lạc trong mê cung.
Mình nên lựa chọn con đường nào? Nên theo đuổi ngành học nào, lĩnh vực nào? Những băn khoăn ấy có lẽ không còn xa lạ gì trong tâm trí nhiều người trẻ. Nhưng mình dần nhận ra: để sáng tỏ được về định hướng của mình, chúng ta cũng sẽ cần phải bắt nguồn từ một sự hiểu biết sâu sắc hơn, về chính mình và về thế giới. Và sự hiểu biết ấy, sẽ chỉ được hiện lên rõ ràng nhất từ trải nghiệm. Vì cũng chính từ trải nghiệm, mình mới đúc kết được điều ấy.
Trong nội dung lần này, mình sẽ chia sẻ sâu hơn về câu chuyện tìm-định-hướng, dành riêng cho những ai vẫn còn đang hoang mang, chưa biết đi đâu giữa muôn vàn ngã rẽ.
3/31/2023 • 10 minutes, 54 seconds
Những kỹ năng cần phải có trong kỷ nguyên A.I
Cuối năm 2022, những bước tiến mới về công nghệ A.I, khiến cho tương lai ập đến nhanh như một cơn sóng.
Tiềm năng của nó cũng làm nóng trở lại những thảo luận về một cuộc cách mạng A.I. Rằng trước viễn cảnh nó được ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn, và được dự báo sẽ thay đổi cấu trúc thị trường lao động của nhiều ngành nghề, thì chúng ta sẽ cần phải trang bị cho bản thân những gì để có thể thích nghi với sự dịch chuyển này?
Nói cách khác, đâu sẽ là những kỹ năng cần phải có để sống tốt trong kỷ nguyên của A.I? Trong nội dung này, bạn sẽ cùng mình tìm kiếm câu trả lời.
3/28/2023 • 14 minutes, 48 seconds
Điều gì làm nên *giá trị* của một con người?
Giữa "tài năng" và "đạo đức", phẩm chất gì là quan trọng nhất trong việc quyết định giá trị của một con người?
Đây là một vấn đề đã được bàn đến từ lâu, có lẽ vì tính thực tiễn vượt thời gian của nó không phải là của riêng thế hệ nào. Việc hiểu được rõ ràng hơn sức nặng của chữ "tài" và chữ "đức", sẽ không chỉ giúp chúng ta trong việc đối nhân xử thế, mà còn trong việc định hướng cho sự phát triển của chính mình.
Ngày nay, xã hội hiện đại cũng có những quan niệm riêng về "tài" và "đức", được ngầm thể hiện trong những diễn ngôn về "sói" và "cừu", hay về "ngây thơ" và "độc ác"... Nhưng những quan niệm ấy phù hợp và hữu ích đến đâu cho cuộc sống của chúng ta?
Trong nội dung này, mình sẽ khám phá sâu hơn về mối quan hệ giữa "tài" và "đức", và về tầm quan trọng của chúng đối với giá trị bản thân của mỗi con người.
3/24/2023 • 12 minutes, 49 seconds
Không có sự học nào là vô nghĩa
Trong bài diễn văn tại trường đại học Stanford (2005), Steve Jobs đã chia sẻ một câu chuyện về sự học ngắn ngủi của ông:
Từ một lớp học về thư pháp (calligraphy) tưởng chừng như không có tính thực tiễn, ông đã có được những tư duy về đồ họa để hơn một thập kỷ sau, trên cương vị người lãnh đạo của Apple, Jobs đã thiết kế được những chiếc máy tính Macintosh với giao diện ấn tượng và thẩm mỹ.
Câu chuyện ấy đã khiến mình suy nghĩ rất nhiều. Trên hành trình tự học của bản thân, mình cũng quan sát thấy những motif tương tự. Có những kiến thức và kỹ năng tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng sau lại phát huy được giá trị ở những hoàn cảnh không ngờ tới.
Đơn giản bởi vì, chúng ta không thể biết trước tương lai sẽ có gì. Mà chỉ có thể có niềm tin rằng sự học rồi sẽ giúp chúng ta mở được nhiều cánh cửa hơn. Trong video này, mình sẽ chia sẻ sâu hơn về câu chuyện ấy
3/21/2023 • 10 minutes, 16 seconds
Self-discipline: làm sao để xây dựng kỷ luật bản thân?
Một cuộc sống thiếu sự kỷ luật, sẽ thất thường, vô định hướng, và lạc trong hỗn loạn. Ngược lại, người có sự tự kỷ luật, sẽ có sự kiên trì, tự chủ, và từng bước hiện thực hóa được cuộc sống như mình mong muốn. Qua đó thiết lập cho bản thân tính trật tự, ở cả cách vận hành cuộc sống, lẫn sự cân bằng và ổn định về tinh thần.
Đây là những gì mình đã rút ra khi quyết định bắt đầu thực hành một lối sống kỷ luật hơn vào khoảng 5 năm trước. Con đường xây dựng kỷ luật bản thân từ con số 0 tuy không dễ dàng, nhưng đã giúp mình rút ra được một số những bài học giá trị.
Những bài học ấy được mình gửi gắm trong chiếc video này, hy vọng sẽ làm vấn đề được sáng tỏ hơn cho những ai cũng đang loay hoay như chính mình ngày trước.
3/17/2023 • 17 minutes, 3 seconds
4 mindset đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời mình
Bạn đã bao giờ tự hỏi mindset là gì?
Mindset có thể được hiểu là một hệ thống những niềm tin, giúp định hình nên thế giới quan của một người và cách họ tìm lối đi trong cuộc sống. Đó là một nền tảng tinh thần sẽ quyết định rất nhiều chất lượng cuộc đời bạn. Và một sự thật quan trọng đó là: chúng ta hoàn toàn có thể tự "lập trình" lại mindset của mình.
Trong suốt những năm tuổi 20, mình đã dần xây dựng cho bản thân một nền tảng mindset như vậy. Đó là một tập hợp của những tư duy, hay những kinh nghiệm sống mà mình đã tự đúc kết, cả từ sách vở lẫn trải nghiệm thực tế. Trong đó, có 4 "trụ cột" quan trọng đã có tầm ảnh hưởng rất lớn lên mình, và đã giúp mình tạo ra được những sự thay đổi tích cực trong sự nghiệp và trong cuộc sống.
Trong nội dung này, mình sẽ chia sẻ đến bạn 4 "trụ cột" về mindset ấy.
3/14/2023 • 10 minutes, 46 seconds
Self-relationship: tử tế hơn với *chính mình*
Mối quan hệ giữa bạn với chính mình (self-relationship), có thể nói, là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định chất lượng cuộc sống của bạn. Nhưng nó cũng đồng thời là mối quan hệ ít được chúng ta quan tâm nhất.
Bạn đang có một mối quan hệ thế nào với chính mình? Bạn đã làm những gì và không làm những gì, để giúp cho bản thân mình khỏe mạnh hơn, tự tin hơn, hiểu biết hơn, và hạnh phúc hơn?
Nếu như cảm thấy sẵn sàng để suy nghĩ về những câu hỏi ấy, hãy cùng mình trò chuyện sâu hơn về khái niệm "self-relationship" trong nội dung lần này nhé.
3/11/2023 • 10 minutes, 22 seconds
Những sai lầm khi đặt mục tiêu cho năm mới
"New year resolution" là một khái niệm vừa lạ vừa quen. "Quen" vì hầu như ai cũng đã từng tự đặt ra cho mình. "Lạ" vì hầu hết mọi người... đều không thực hiện được.
Cho dù lên đến 90% mục tiêu cho năm mới thất bại, đây cũng vẫn là một nhu cầu rất chính đáng. Vì nó xuất phát từ niềm khao khát muốn có cho mình một cuộc sống tốt hơn. Vậy nhưng, để lọt được vào nhóm 10% thành công, bạn cần biết cách để nhận diện và vượt qua những sai lầm thường gặp.
Những sai lầm đó là gì? Và làm sao để bạn không mắc phải? Cùng Cosmic Writer giải đáp trong tập podcast này nhé!
12/30/2022 • 24 minutes, 41 seconds
Giải mã overthinking: làm sao để không suy nghĩ nhiều
Khả năng tư duy trừu tượng vốn là một chức năng nhận thức đầy hữu dụng của con người. Nhưng khi suy nghĩ quá nhiều, chỉ có số lượng mà không có chất lượng, thì khi ấy nó tạo ra những ảnh hưởng rất xấu, khiến bạn kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Vậy nhưng, để ngưng được dòng suy nghĩ tự động của mình, hoàn toàn không phải chuyện dễ. Nhất là khi nó đã trở thành một thói quen cố hữu, một bản tính khó thay đổi. Việc overthinking về overthinking, xem ra chỉ làm vấn đề tệ hơn.
Để giải phóng được khỏi "mê cung không lối thoát" của overthinking, bạn sẽ cần đến những giải pháp ở cấp độ sâu hơn, những sự thay đổi triệt để hơn để những vòng lặp không tái diễn. Những giải pháp đó là gì?
12/24/2022 • 17 minutes, 50 seconds
Một thói quen giúp bạn phát triển tư duy
Hầu hết chúng ta có lẽ đều biết đến tầm quan trọng của tư duy. Vậy nhưng chúng ta có thể rèn luyện và phát triển khả năng tư duy của mình như thế nào trong cuộc sống thường ngày, thì lại không được nhiều người để tâm đến.
Câu trả lời thật ra chẳng phải điều gì quá xa lạ. Chúng ta thậm chí đã được thực hành nó từ những ngày đầu trên ghế nhà trường, lên đến cả những môi trường giáo dục bậc cao, nhưng chỉ là chưa hiểu được hết sức mạnh thật sự mà thói quen này có thể tạo ra.
12/19/2022 • 16 minutes, 44 seconds
"Hướng nội" và "hướng ngoại" thật sự là gì?
Từ định nghĩa trên, có thể thấy: "hướng nội" và "hướng ngoại" thực chất chỉ là những thái độ (attitude), hay trạng thái tinh thần của một người, miêu tả "dòng chảy" của năng lượng tâm thức được lan tỏa ra ngoài, hay trở ngược vào trong.
Tùy thuộc thiên hướng nào thường chiếm ưu thế, mà có thể gọi một người thuộc kiểu hình tâm lý “hướng nội” hoặc “hướng ngoại”. Với bản chất là cơ chế thích nghi, thiên hướng này hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian và môi trường sống.
12/16/2022 • 14 minutes, 18 seconds
Tự tin nói trước nhiều người?
Việc phải tự đặt mình trước ánh nhìn của nhiều người, khiến chúng ta cảm thấy hoang mang và lo sợ, đặc biệt là với những người hướng nội, nhạy cảm. Vì đó là một trải nghiệm có rủi ro hủy "hoại danh tiếng xã hội" (social reputation) của một người, nếu như nó không diễn ra như ý muốn.
Nhưng bạn đôi khi không thể né tránh được những yêu cầu của cuộc sống, buộc bạn phải đứng lên thuyết trình và nói lên quan điểm của mình. Trong những tình huống như vậy, làm sao để bạn có thể vượt qua được những rào cản và làm được tốt nhất trong khả năng?
12/13/2022 • 12 minutes, 55 seconds
Giá trị thật sự của việc tự học
Sự tự học không đến từ mưu cầu về bằng cấp hay điểm số, mà đến từ bản chất tự thân của nó: để bồi đắp thêm kiến thức, tu dưỡng cho tinh thần, và nâng tầm về tư duy. Sự tự học do đó không phải là một trách nhiệm mà ai đó áp đặt lên mình, mà là một trách nhiệm ta tự mình gánh vác, vì mục đích phát triển bản thân và cải thiện chất lượng cuộc sống.
11/6/2022 • 12 minutes, 52 seconds
Sự thay đổi: hành trình làm nội dung & sự chuyển hóa cuộc sống
Một vài những cập nhật mới nhất của mình về kênh podcast The Cosmic Writer. Những sự thay đổi trên hành trình 1 năm làm nội dung, cũng như những sự thay đổi sắp tới.
Trong tập podcast này mình cũng chia sẻ đến mọi người một bài viết về quá trình chuyển hóa của một cá nhân, được mình dịch lại từ Academy of Ideas.
Hy vọng những chia sẻ này mang lại cho bạn những góc nhìn thú vị, và động lực để tự tạo ra sự thay đổi trong cuộc đời mình.
6/23/2022 • 22 minutes, 27 seconds
Sự sáng tạo: quá trình biểu hiện của những ý tưởng
Sự sáng tạo, là một trong những năng lực tâm lý đặc biệt nhất của con người. Về cơ bản, đó là sự nảy sinh của những ý tưởng mới, và cách ta nắm bắt và triển khai chúng.
Trong góc nhìn của Auguste Comte, những ý tưởng của con người, là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội loài người.
Vậy những ý tưởng, từ đâu mà ra? Và làm sao để chúng ta có thể nuôi dưỡng và phát triển được năng lực sáng tạo này của mình?
6/8/2022 • 11 minutes, 14 seconds
Sự ngẫu hứng: nghệ thuật, sáng tạo, và tính hỗn loạn
Sự ngẫu hứng, có thể được hiểu như là sự sáng tạo nằm ngoài kế hoạch hay dự tính.
Đôi khi, bản chất hỗn loạn của việc tự thả mình vào những tình huống buộc ta phải tức thời ứng tác, khiến chúng ta cảm thấy hoang mang và lo sợ. Nhưng cũng trong chính sự hỗn loạn đó, ẩn chứa những sự thay đổi, những tiềm năng mới có thể giúp ta chuyển hóa.
Nếu như không dám liều mình dấn thân vào sự hỗn loạn ấy, ta sẽ không thể khám phá được chúng - những kinh nghiệm giá trị trên hành trình trưởng thành.
The Cosmic Writer
6/1/2022 • 11 minutes, 44 seconds
Làm sao để sống có mục đích? | Academy of Ideas
Một trong những chủ đề phổ biến nhất trong các tài liệu về phát triển bản thân, cũng như được nhấn mạnh bởi nhiều nhà tâm lý và triết gia, là tầm quan trọng của việc sống có mục đích. Việc tìm kiếm một mục đích và thiết lập cuộc sống của mình nhằm theo đuổi mục đích đó, có thể được gọi là “life-altering” (thay đổi cuộc đời).
5/28/2022 • 14 minutes, 15 seconds
Self-love: bạn cũng đáng yêu lắm đấy!
"Yêu thương bản thân" là một lời khuyên chắc hẳn ai cũng từng nghe qua. Nhưng thực tế thì, yêu thương bản thân không phải cứ nói là làm được ngay.
Có những ngày tâm trạng chán nản, tất cả những gì bạn tự nghĩ về mình là sự tự ti, xấu hổ, và thua kém. Có những khi bạn tỏ ra bình thường trước mặt bạn bè, nhưng trong lòng bạn thì sứt sẹo đầy tổn thương, đeo bám sau lưng bạn là những sai lầm, thất bại, đổ vỡ trong quá khứ. Có những khi chẳng cần ai chê trách, bạn cũng vẫn cảm thấy tồi tệ, vì tự bạn cũng vẫn luôn chê trách chính mình.
Đừng lo, bạn thật sự không cô đơn với những khó khăn ấy đâu. Khi thành thật soi chiếu lại con người mình, ai cũng đều có những nỗi mặc cảm riêng. Đó là chướng ngại lớn nhất, khiến cho hành trình thấu hiểu và yêu thương bản thân của bạn gập ghềnh và đầy trắc trở.
Vậy tại sao yêu thương bản thân lại phải khó khăn đến thế? Và tại sao lại vô cùng cần thiết để nhận diện được những khó khăn ấy?
Để có thể thật sự yêu thương được mình, bạn cần phải đi sâu được vào gốc rễ của vấn đề, và tìm hiểu xem điều gì đang cản trở bạn. Từ đó, bạn mới có thể chuẩn bị cho bản thân một tâm thế (mindset) phù hợp làm điểm tựa cho hành trình này.
Nhưng bạn không phải làm việc này một mình đâu!
Trong tập podcast này, The Cosmic Writer sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những gì mình biết: từ trải nghiệm của bản thân mình cho đến những tri thức tâm lý học Carl Jung. Mình không thể trực tiếp dẫn bạn tới nơi, nhưng có thể dẫn bạn đi đúng đường, và chuẩn bị cho bạn những hành trang cần thiết.
Trải nghiệm nghe này được mình tỉ mỉ hoàn thiện như một cuộc "deep talk" mang tính chữa lành vậy (hay hơn khi bạn đeo tai nghe). Nó sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những rối rắm trong lòng mình, thấu hiểu hơn về mình, và bạn có thể đón nhận những thông điệp này bằng bất kỳ cách nào bạn muốn.
Chúc bạn tìm thấy được những gì bạn đang tìm kiếm.
The Cosmic Writer
3/11/2022 • 25 minutes, 23 seconds
Nature vs. nurture: sinh ra đã vậy, hay do nuôi dậy?
Tính cách của bạn là bẩm sinh, hay do nuôi dậy mà thành?
Đã bao giờ bạn thấy tò mò và tự đặt ra cho mình câu hỏi này chưa? Đây là một câu hỏi hóc búa mà những nhà tri thức ưu tú nhất trong lịch sử đã từng tranh luận qua lại trong suốt cả ngàn năm qua.
Ngày nay câu hỏi này thường được biết đến với tên gọi: nature vs. nurture (hay "tự nhiên" vs. "môi trường").
Với bản chất phức tạp của nó, đan xen nhiều lĩnh vực như triết học, tâm lý học, xã hội học, di truyền học... câu trả lời sẽ khó có thể được khẳng định chắc chắn.
Vậy với tất cả những nghiên cứu của khoa học trong suốt nhiều thế kỷ, con người đã khám phá ra những gì?
Hãy cùng mình điểm qua một vài luồng tư tưởng xoay quanh vấn đề này trong lịch sử, và cùng đi đến kết luận được rút ra từ đó.
2/25/2022 • 22 minutes, 20 seconds
Thiền chánh niệm #2: lắng nghe hiện tại (20 phút)
Bài hướng dẫn thiền chánh niệm cơ bản giúp bạn lắng nghe, cảm nhận sâu sắc, và tìm lại sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm trí.
Subscribe channel của The Cosmic Writer để theo dõi những nội dung về tâm lý học, triết học, và khoa học tâm linh.
2/19/2022 • 20 minutes, 30 seconds
Chuyện tình yêu: làm sao để càng yêu lâu, càng đậm sâu?
Ai cũng muốn được yêu, nhưng có ai biết cách yêu?
Xuyên suốt lịch sử văn hóa của loài người, tình yêu là âm giai trong những bản nhạc, vần điệu trong những bài thơ, và sắc màu trong những bức họa. Nó là một một nguồn cảm hứng vượt quá sự hữu hạn nhỏ bé của con người, được biểu tượng hóa như một vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Thế nhưng tình yêu đâu phải lúc nào cũng ngọt ngào như trong chuyện cổ tích. Ai trải qua rồi cũng hiểu: tình yêu có những sắc màu tương phản, những đỉnh cao và những đáy sâu. Khi không biết cách tiếp thêm lửa, tình yêu có thể nguội tàn.
Để ở bên một người dài lâu, sức hấp dẫn của tình ái chỉ là chất xúc tác dạo đầu, sớm muộn gì cũng sẽ phai nhạt theo năm tháng.
Vậy làm sao để hai tâm hồn có thể đồng điệu cùng nhau, có thể nuôi dưỡng được một mối lương duyên bền chặt và gắn kết, để câu chuyện tình của họ dần trở nên sâu đậm và ngọt bùi hơn qua năm tháng (như một chai rượu vang)?
Với kinh nghiệm nuôi dưỡng một mối tình dài hơn 1 thập kỷ, cùng những kiến thức tâm lý học và triết học về tình yêu, The Cosmic Writer xin gửi đến bạn câu trả lời.
Bài trắc nghiệm ngôn ngữ tình yêu: https://www.5lovelanguages.com/quizzes/love-language
Bài hướng dẫn thiền chánh niệm cơ bản giúp giảm lo âu, bớt suy nghĩ, và giúp bạn tìm lại sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm trí.
Subscribe channel của The Cosmic Writer để theo dõi những nội dung về tâm lý học, triết học, và khoa học tâm linh.
1/29/2022 • 20 minutes, 30 seconds
Bạn thấy trân trọng và biết ơn điều gì?
Lòng biết ơn, tưởng chừng như là một thứ cảm xúc gần gũi và quen thuộc. Nhưng có lẽ cũng chính vì thế, mà trong cuộc sống thường ngày, chúng ta mải mê với những guồng quay bận rộn, mà không dành ra thời gian để ý đến nó.
Từ nền tảng đạo đức của nhiều truyền thống văn hóa, cho đến những nghiên cứu thực nghiệm của tâm lý học tích cực, lòng biết ơn mang đến những sức mạnh đáng kinh ngạc trong việc cải thiện chất lượng của đời sống tinh thần ở nhiều phương diện. Nó là thứ cảm xúc có mối quan hệ chặt chẽ nhất với niềm hạnh phúc, cho dù bạn có định nghĩa nó là gì.
Nói cách khác, lòng biết ơn là bài thuốc chữa lành cho tâm trí. Nó hoàn thiện tâm hồn của con người, và làm từng khoảnh khắc trở nên trọn vẹn.
Thật tiếc thay, lòng biết ơn mang đủ sức nặng để khiến nhiều người ái ngại. Nó mang lại cảm giác như ta đang mang nợ ai đó điều gì. Và cũng thật khó để thấy biết ơn, khi ta bị cuộc đời bạc đãi. Thế nhưng đây là một hiểu lầm phổ biến.
Những giá trị của lòng biết ơn, có thể chỉ bắt nguồn từ sự trân trọng những điều tốt lành nhỏ bé thường ngày. Đó có thể là một trang sách hay, một kỷ niệm đẹp, hay một người thân mà ta yêu thương.
Những điều kỳ diệu đáng trân quý, đâu cần phải tìm kiếm đâu xa. Nó ở ngay quanh đây, hiện diện trong sự nhịp nhàng của vũ trụ, trong những hình thái của tự nhiên, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống, và thậm chí là ngay bên trong chính da thịt mình.
Vậy ý nghĩa thật sự của lòng biết ơn là gì? Nó mang lại những lợi ích như thế nào? Và làm sao để phát triển được nó trong cuộc sống?
Cùng nghe The Cosmic Writer gửi đến bạn câu trả lời.
1/21/2022 • 21 minutes
Sống với đam mê, đừng "chết" với đam mê
"Đam mê" là một khái niệm thật gần gũi với người trẻ.
Gói gọn trong đó là những ước mơ, hoài bão, tâm huyết, và thôi thúc muốn được khẳng định bản thân. Khi tương lai vẫn còn rộng mở, ngọn lửa đam mê vẫn còn ngùn ngụt cháy.
Đam mê chạm vào tâm hồn của người trẻ, làm nó rung động bằng nguồn cảm hứng mãnh liệt, và đưa họ đến những xúc cảm thăng hoa nhất.
Một cuộc sống theo đuổi đam mê, do đó là một ý niệm mà không ít người khao khát. Việc được hồi đáp tiếng gọi của trái tim, được hết mình với công việc mình yêu thích mỗi ngày, hay thậm chí tìm được trong đó ý nghĩa của cuộc sống, khiến cho cái nhìn về đam mê phần nào đó được tô thêm sắc hồng, hay được lãng mạn hóa bởi những người thành công.
Thế nhưng, một cuộc sống với đam mê chẳng hề thơ mộng như ta vẫn thường nghe nói. Cuộc sống ấy cũng đầy những thăng trầm, khó khăn, khổ hạnh như bất kỳ một cuộc sống nào khác.
Khi những góc khuất của đam mê không được ta nhìn nhận rõ ràng, viễn cảnh "sống với đam mê" của ta có lẽ thật xa vời. Khi ngọn lửa đam mê ấy không được nuôi dưỡng đúng cách, nó có thể bị dập tắt, hoặc làm ta bị tổn thương. Tệ nhất, nó đẩy ta đến hệ quả là... "c.h.ế.t với đam mê".
Vậy có nên theo đuổi đam mê hay không? Mặt trái của đam mê là gì? Và làm sao để có thể sống với đam mê?
Đây là những câu hỏi mà trong tập podcast này, The Cosmic Writer sẽ cùng bạn trả lời.
1/14/2022 • 20 minutes, 30 seconds
Sống ở hiện tại: là gì, thế nào, và tại sao?
"Sống ở hiện tại" là một khái niệm tưởng chừng lạ mà quen.
Khái niệm này từng được phổ biến bởi những bậc thầy tâm linh đương đại. Ngày nay, nó còn xuất hiện ở nhiều nơi: từ lời của những nhà tri thức cho đến những tài liệu học thuật.
Thế nhưng, đi cùng với sự phổ biến, cũng là những hiểu lầm tất yếu. Khi không được hiểu bằng chánh niệm, khái niệm "sống ở hiện tại" dễ mang lại những ấn tượng sai lệch là chỉ tận hưởng cuộc sống mà... không làm gì cả.
Trong khi đó, những khám phá mới trong lĩnh vực thần kinh học (neuroscience) và tâm lý học nhận thức (cognitive psychology) trong vòng 2 thập kỷ qua đã cho thấy tính ứng dụng và lợi ích của lối sống này. "Sống ở hiện tại" không còn chỉ mang màu sắc tâm linh, mà còn là một lối sống khoa học, và được ứng dụng ở một số tập đoàn lớn như Google.
Vậy rốt cuộc, "sống ở hiện tại" là như thế nào? Tại sao ta lại nên "sống ở hiện tại"? Và làm sao để "sống ở hiện tại"?
Đây là những câu hỏi mà trong tập podcast này, The Cosmic Writer sẽ cùng bạn khám phá.
Bên cạnh những giải thích mang tính phân tích, còn là những hướng dẫn vô cùng dễ hiểu để bạn có thể "trở về với hiện tại" (hay chánh niệm) bằng chính trải nghiệm của mình.
Với kinh nghiệm trên dưới 300 giờ thiền và những tìm hiểu của mình về tâm lý học trong vòng 3 năm qua, hy vọng rằng những diễn giải này sẽ làm rõ vấn đề hơn cho những ai đang tìm kiếm câu trả lời.
1/7/2022 • 25 minutes, 55 seconds
Tâm lý học nói gì về hạnh phúc?
Năm mới đang đến, chắc hẳn ai cũng đều cầu mong cho mình và người thân được hạnh phúc. Nó trở thành lời chúc quen thuộc ta gửi trao nhau vào dịp đầu năm.
Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi: hạnh phúc thật sự là gì?
Hạnh phúc là một trạng thái lý tưởng của cuộc sống mà mọi con người đều hướng đến, dẫu cho bạn có muốn định nghĩa nó thế nào.
Đằng sau sự sung túc, sự xum vầy, sự khỏe mạnh, sau tất cả những cặp mắt long lanh và những nụ cười vui thú, hạnh phúc còn là một trải nghiệm tinh thần.
Đó là cảm nhận chủ quan của bạn về một cuộc sống tốt đẹp, thỏa nguyện, đức hạnh, và phước lành. Đó là quá trình được hiện thực hóa bản thân và cống hiến những tiềm năng của mình vì một sứ mệnh ý nghĩa.
Với góc nhìn ấy, nó cũng là một chủ đề quan trọng được tâm lý học lưu tâm.
Vậy, trong phạm vi nghiên cứu của khoa học, các nhà tâm lý nói gì về hạnh phúc? Làm sao để đo lường được một khái niệm trừu tượng như vậy? Những yếu tố nào làm nên sự hạnh phúc?
Đây là những câu hỏi mà The Cosmic Writer sẽ gửi đến bạn câu trả lời trong tập podcast sau đây. Những tri thức được cô đọng trong đó, sẽ giúp bạn vừa có một cái hiểu khoa học hơn về hạnh phúc, vừa mang lại một trải nghiệm nghe sâu sắc và ý nghĩa.
12/31/2021 • 25 minutes, 51 seconds
Bạn sẽ thế nào, tầm này một năm nữa?
Những dịp cuối năm, thường cũng là thời điểm phù hợp để mọi người được nghỉ ngơi sau những tháng ngày lăn lộn với cuộc đời.
Bằng việc tách mình ra khỏi guồng quay thường nhật, chúng ta cũng sẽ có một cái nhìn bao quát hơn để có thể tự phản chiếu chính mình. Từ đó, ta có thể nhìn lại hành trình mình đã đi qua, để rút ra từ đó những bài học xương máu.
Thậm chí quan trọng hơn, tự phản chiếu còn là để giúp mình học cách đối diện với những bài toán từ tương lai, về chặng đường mình sẽ đi trong một năm sắp tới.
Khái niệm về tương lai nhiều khi mơ hồ và chông chênh. Ta không thể biết bất ngờ gì đang chờ đợi trước mắt, và cảm thấy lo lắng khi phải nghĩ về nó.
Thế nhưng, mặc cho những xúc cảm không mấy dễ chịu, suy tư về tương lai luôn là cần thiết để bạn chuẩn bị cho mình hành trang vững vàng nhất. Đó là hành động của sự tự chủ, trách nhiệm, và sẽ khiến tương lai không còn "đáng sợ" như bạn từng nghĩ.
Không có sự chuẩn bị, tương lai là một canh bạc. Có sự chuẩn bị, tương lai là cuộc hành trình.
Vậy, nếu như sẵn sàng tự hỏi: "mình sẽ thế nào, tầm này một năm nữa?", hãy cùng The Cosmic Writer dẫn bạn đi tìm câu trả lời.
12/24/2021 • 23 minutes, 21 seconds
Ý nghĩa cuộc sống, tìm thấy nơi đâu?
Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi quan trọng nhất của đời người.
Nhiều người cho rằng, cuộc sống này không thật sự có ý nghĩa. Quả thật, mặc cho việc những tiến bộ của khoa học dần vén bức màn của thực tại, cho ta thấy những quy luật ẩn đằng sau sự vận hành của vũ trụ, nó không cho ta thấy cái ý nghĩa đằng sau những sự hiện hữu ấy là gì.
Vậy tại sao con người suốt bao đời nay, vẫn luôn tìm kiếm ý nghĩa? Chúng ta khao khát ý nghĩa, vừa để lấp đầy khoảng trống trong lòng mình, vừa lấy đó làm ánh sáng dẫn đường giúp ta đi qua những đắng cay ngọt bùi của cuộc sống.
Bất chấp sự lạnh lùng thăm thẳm của vũ trụ, khao khát đi tìm ý nghĩa, quả là một vấn đề quá đỗi con người.
Vậy rốt cuộc, ý nghĩa cuộc sống là gì? Nó sẽ được tìm thấy ở đâu? Hãy cùng The Cosmic Writer đi tìm câu trả lời trong tập podcast này.
12/17/2021 • 22 minutes, 20 seconds
Bạn thật sự là ai, đằng sau những lớp vỏ bên ngoài?
Trong tập podcast này, mọi người sẽ cùng The Cosmic Writer bàn luận về một câu hỏi khá... xoắn não: “tôi thực sự là ai?”
Cá nhân tôi tự nhận thấy: vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời , bỗng nhiên câu hỏi này xuất hiện, khi ta tự phản chiếu lại bên trong chính mình và đặt ra sự nghi vấn.
“Tôi thực sự là ai?” là một câu hỏi kỳ lạ. Vì chẳng phải là tự bản thân mình phải biết rất rõ mình là ai hay sao?
Nhưng mà vấn đề thực chất không chỉ đơn giản như vậy. Con người thật của chúng ta, cảm tưởng như là có nhiều hơn một cái tên, một khuôn mặt, hay một câu chuyện.
Vì lý do đó mà chúng ta đoán rằng, những gì mà ta thường nghĩ về mình thực chất chỉ là những lớp vỏ bên ngoài. Như một củ hành tây, nếu chúng ta bóc tách đi những lớp vỏ này, thì dần cũng sẽ tìm được đến một bản chất cốt lõi gì đó bên trong.
Khổ nỗi, chúng ta không biết thứ bản chất cốt lõi đó là gì, cũng không được trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể mình làm được việc đó. Vậy nên, hãy cùng The Cosmic Writer đi tìm câu trả lời.
12/10/2021 • 25 minutes, 55 seconds
The persona: chiếc mặt nạ xã hội trong góc nhìn tâm lý Carl Jung và Erving Goffman
Khi con người được đặt trong một môi trường xã hội, bao gồm cả những tương tác giữa người với người, chúng ta sẽ bị tác động bởi một tập hợp rất nhiều những yếu tố từ môi trường đó.
Ví dụ như: sự kỳ vọng từ người khác, vai trò mình cần phải đảm nhiệm, những quy tắc đạo đức, hay thậm chí là luật pháp...
Những tác động đó sẽ vô thức cấu thành bên trong tâm trí chúng ta một cái xu hướng được Carl Jung gọi là “attitude”, hay thái độ. Cái thái độ này chính là cách chúng ta định hướng cho những hành vi của mình làm sao để tương ứng với điều kiện môi trường đó.
Hiểu theo một cách tượng hình hơn, thì đó chính là cái PERSONA: chiếc mặt nạ xã hội, mà Carl Jung cho rằng mỗi chúng ta đều đang đeo trong những tương tác giữa người với người.
Chiếc mặt nạ (persona) tượng trưng cho một "vai diễn" với những sự kỳ vọng nhất định từ môi trường, cũng như là một phương tiện tâm lý để giúp bạn hòa nhập với xã hội.
Vậy chiếc mặt nạ có phải là biểu tượng của sự giả tạo mà chúng ta cần phải vạch trần hay không? Cùng mình đi tìm câu trả lời.
11/5/2021 • 16 minutes, 3 seconds
FOMO: nỗi sợ bị bỏ lỡ trong thời đại số (và 3 giải pháp khắc phục)
Sự phổ biến của những thiết bị thông minh, cũng như của những nền tảng mạng xã hội, khiến cho chúng ta ngày nay bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng của sự "dư thừa thông tin".
Chúng ta liên tục cập nhật mỗi ngày những thông tin vụn vặt như người này ăn gì, người kia đi đâu...
Sự quá tải thông tin đó khiến cho chúng ta nhận thấy có quá nhiều trải nghiệm ngoài kia mà mình đang bỏ lỡ. Từ việc vắng mặt khỏi những cuộc vui để đời, cho tới việc không kịp thời chớp lấy những cơ hội đầu tư sinh lời chớp nhoáng.
Tất cả những việc này tạo thành một cuộc rượt đuổi không hồi kết: càng sợ bị bỏ lỡ, lại càng cập nhật thêm nhiều thông tin. Mà càng cập nhật thêm thông tin, lại càng thấy mình đang bỏ lỡ.
Đó cũng là những biểu hiện chân thực và rõ nét của FOMO - một hội chứng tâm lý quá đỗi quen thuộc ở thời đại số hiện nay.
11/4/2021 • 14 minutes, 54 seconds
Vì sao phụ nữ có đến 2 ngày lễ (còn đàn ông thì không)?
Vì sao phụ nữ có đến 2 ngày lễ (còn đàn ông thì không)?
Không biết có ai đã từng tự hỏi bản thân câu này chưa, chứ hồi bé mình tự hỏi suốt. Lớn rồi thì thường chẳng quan tâm lắm, vì vốn nó thế rồi, ai mà biết được, lúc ấy tự hỏi xem mua quà gì, ăn ở đâu nhìu hơn
Thế nhưng đến lúc đâm đầu vào tìm hiểu thì mới thấy choáng. Câu hỏi này tưởng vô thưởng vô phạt, nhưng nguồn gốc của nó thì lại móc nối với nhiều kiến thức mình chưa biết (hoặc chưa biết rõ lắm) về lịch sử, văn hóa, con người và xã hội.
Như thường lệ, tìm hiểu và tổng hợp lại thông tin là việc mình làm. Sản phẩm là cái clip mới này, hy vọng sẽ ru ngủ được mọi người một cách thật là mở mang đầu óc .
Vài fact cho ai lười xem
Fact #1: cả 2 ngày 8/3 và 20/10 đều có nguồn gốc từ chủ nghĩa xã hội, lần lượt vào năm 1917 và 1930.
Fact #2: từ thế kỷ 19 trở về trước, phụ nữ luôn bị coi là thấp kém hơn đàn ông. Khái niệm về "bình đẳng" mới chỉ xuất hiện khoảng 1 thế kỷ trước.
Fact #3: có ngày quốc tế đàn ông, được tổ chức vào 19/11, nhưng ít người biết đến, không được tổ chức rộng rãi, và không được chính thức công nhận.
11/3/2021 • 14 minutes
Làm sao để cải thiện được sự tập trung?
Trong thời đại số, sự chú ý của chúng ta đang dần trở thành một thứ tài sản có giá trị, khi các nhãn hàng, các thiết bị thông minh, các sản phẩm truyền thông đang phải tranh đấu lẫn nhau từng giây từng phút để giành giật lấy sự chú ý nhất thời của mỗi người.
Thế nhưng, chúng ta lại không thường nhận thức được điều này, mà để sự chú ý của mình bị bào mòn bởi quá nhiều mối quan tâm liên tục và dồn dập, khiến cho việc duy trì được sự tập trung vào bất kì công việc gì từ 5 phút trở lên thôi cũng đủ khiến cho chúng ta mệt mỏi. Giảm sút sự tập trung, là một vấn đề của thời đại.
Giải pháp cho vấn đề này thực chất không quá mới mẻ, cũng chẳng kỳ diệu, nhưng lại không được mọi người chú tâm thực hành bằng sự nghiêm túc.
Lý do cho việc này, theo mình, là vì chúng ta chưa thật sự hiểu, tại sao và làm cách nào, mà những giải pháp ấy lại hiệu quả.
Việc bóc tách một khái niệm quen thuộc như "sự tập trung" thành những thành tố thứ cấp, do đó là cần thiết để có thể xâu chuỗi lại những giải pháp một cách mạch lạc và hệ thống.
Và 4 yếu tố tạo thành sự tập trung mình sẽ nói tới, cũng như những phương pháp để củng cố chúng cho cái tâm trí "tăng động" của bạn, lần lượt sẽ là: ý định (intention), sự xao nhãng (distraction), sự chú ý (attention) và sự tự nhận thức (self-awareness).
11/2/2021 • 24 minutes, 28 seconds
Nỗi lo âu về địa vị: sự thật đằng sau trào lưu "chủ tịch và cái kết"
Những "cái kết bất ngờ" nhưng... không bất ngờ cho lắm của trào lưu "chủ tịch giả dạng", mặc dù có phần nhảm nhí, nhưng ẩn giấu đằng sau đó lại là một sự thật về tâm lý đáng được quan tâm. Đó là nỗi bất an về địa vị xã hội.
Một khi thước đo cho phẩm giá của con người được gán cho tiền bạc và địa vị, chúng ta cũng đồng thời phải chịu rất nhiều áp lực tâm lý cho một cuộc chạy đua khắc nghiệt và nghẹt thở của xã hội mà không ai muốn là người về cuối.
Nhẹ nhàng nhất, sẽ chỉ là những sự thiệt thòi về vật chất. Tệ hại nhất, là những cái nhìn khinh thường nhạo báng của những kẻ hợm hĩnh, là cái cảm giác lòng tự trọng của chúng ta bị sỉ nhục khi bị xã hội dán nhãn là "kẻ thất bại".
Vậy thì, địa vị cao trong xã hội có thật sự nói lên điều gì về phẩm giá con người của chúng ta hay không? Quan trọng hơn hết, đâu là giải pháp để chúng ta có thể gỡ bỏ những nỗi bất an không đáng có này?
Sau đây là câu trả lời được tổng hợp lại từ trên cuốn sách "Nỗi Lo Âu Về Địa Vị" của tác giả Alain De Botton (founder kênh youtube The School Of Life), kết hợp với một vài cảm nhận của cá nhân mình.
8/31/2021 • 34 minutes, 32 seconds
The hero's journey: bước ra khỏi vùng an toàn như một người hùng trong truyền thuyết
Cuộc sống thật chẳng mấy khi êm đẹp như lòng ta vẫn muốn, nhiều khi thử thách tự nhiên ập đến làm đảo lộn sự cân bằng theo những cách mà ta không thể lảng tránh.
Những lúc như vậy, bạn có đủ động lực để chấp nhận LỜI KÊU GỌI? Để dũng cảm bước ra khỏi VÙNG AN TOÀN, để thành thật đối mặt với nỗi sợ, và để trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn của chính mình?
Những câu chuyện thần thoại cổ xưa được truyền lại qua hàng nghìn năm lịch sử, chính là để lột tả cái tinh thần ấy: quá trình chuyển hóa của nhận thức, hay quy luật trưởng thành của đời người.
Một thứ chân lý sống vượt thời gian, nhưng khéo léo ẩn mình đằng sau hàng ngàn vỏ bọc.
Truyền thuyết, điện ảnh, tâm lý học, và câu chuyện của riêng mình. Tưởng chừng như rời rạc, nhưng mạch lạc một cách lạ lùng.
8/25/2021 • 25 minutes, 10 seconds
Thấu hiểu bản thân: nhu cầu tâm lý của Gen-Z
Cuộc sống này, chưa bao giờ là đơn giản. Nhà Phật nói: “đời là bể khổ”. Khi bước vào cuộc đời, thì chúng ta cũng phải đối diện với rất nhiều bất an.
Chúng ta không biết lựa chọn những ngã rẽ nào trong cuộc đời. Chúng ta muốn chọn được một ngành nghề phù hợp, muốn chọn được người bạn đời chuẩn gu. Chúng ta muốn được trải nghiệm một “sự tồn tại đích thực”, theo đúng như định nghĩa của những nhà triết học hiện sinh. Đó là được sống một cách đúng đắn nhất, chân thật nhất với bản thân, như cái cách người đời vẫn dạy: “hãy cứ là chính mình”.
Thế nhưng, làm thế nào để được là chính mình, thì lại chẳng ai nói.
Làm sao để có thể là chính mình, khi chưa thật sự hiểu rõ mình là ai? Nếu chúng ta không hiểu mình, thì làm sao lựa chọn được những gì tốt nhất cho bản thân? Làm sao chọn được những con đường mình muốn đi, đến được những nơi mình muốn đến?
Bản thân ta thực sự là ai? Chúng ta tin mình không bị giới hạn trong thân xác, chúng ta biết mình không bị định nghĩa bởi danh xưng. Chúng ta ngầm hiểu rằng, câu trả lời cho bài toán “thấu hiểu bản thân”, sẽ không thể được tìm thấy ở thế giới khách quan bên ngoài.
Cùng nghe mình trò chuyện về thấu hiểu bản thân - nhu cầu tâm lý của người trẻ thế kỷ 21.
8/19/2021 • 41 minutes, 18 seconds
Sự trì hoãn: nguyên nhân và cách khắc phục dưới góc nhìn tâm lý học
Sự trì hoãn (procrastination) là một vấn đề về tâm lý vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở người trẻ. Thói quen này khiến cho chúng ta làm chậm trễ công việc mà hầu như chẳng vì lý do gì thích đáng, và có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể lên chất lượng cuộc sống.
Khi nói đến sự trì hoãn, hầu hết sẽ thường có những thành kiến về nó, như việc cho rằng trì hoãn là biểu hiện của sự lười biếng, hay kỹ năng quản lý thời gian yếu kém. Tuy nhiên thì, các nghiên cứu của tâm lý học lại cho thấy câu trả lời hoàn toàn khác. Vấn đề của sự trì hoãn thực chất bắt nguồn từ sâu hơn như vậy.
Vậy bản chất của sự trì hoãn là gì? Đâu mới là nguyên nhân thực sự của sự trì hoãn? Và quan trọng hơn hết, làm cách nào để chúng ta có thể khắc phục được thói quen này?
8/14/2021 • 26 minutes, 34 seconds
Chủ nghĩa hoàn hảo... không hoàn hảo cho lắm
Việc đặt ra cho mình những mục tiêu hay kỳ vọng to lớn, và gồng ép bản thân phải đạt được những tiêu chuẩn "hoàn hảo" lý tưởng, hóa ra nhiều khi lại mang đến sự "phản tác dụng".
Đó là vì chúng ta không mấy khi có thể hiện thực hóa được chúng. Sẽ luôn có một sự chênh lệch nhất định không thể hàn gắn giữa cái "ý niệm" và cái "thực tế".
Điều này dẫn đến những áp lực không đáng có về mặt tâm lý, khiến chúng ta trì hoãn, căng thẳng, hay thậm chí là rơi vào trầm cảm trong những tình huống xấu nhất.
Lúc ấy, chúng ta sẽ không thể cảm thấy thỏa mãn về bất kỳ điều gì trong cuộc sống, vì tất cả đều không đạt đến cái kỳ vọng phi lý của chúng ta.
Đó chính là những biểu hiện của "chủ nghĩa hoàn hảo" (perfectionism), hay cụ thể hơn, là chủ nghĩa hoàn hảo độc hại.
Vậy bản chất của chủ nghĩa hoàn hảo thực sự là gì? Nó gây ra những tác hại gì, và quan trọng nhất là, làm sao để có thể vượt qua được nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo đó?